Khám phá

Răng khủng long tiết lộ chế độ ăn

Bằng cách chụp ảnh 3D của từng chiếc răng và phân tích các vết xước, các nhà nghiên cứu có thể suy luận loài khủng long nào thường xuyên nhai xương cứng và loài nào thường xuyên ăn thức ăn và con mồi mềm hơn.

Phát hiện hài cốt "vị tổ tiên đầu thời khủng long" của chúng ta / Phát hiện hài cốt động vật có vú 'lai' hà mã, thằn lằn, rùa và khủng long

Kỹ thuật này mở ra một hướng nghiên cứu mới về cổ sinh vật học, giúp chúng ta hiểu rõ hơn không chỉ về bản thân loài khủng long mà còn về môi trường nơi chúng sinh sống.
Khủng long T. rex thường được coi là kẻ săn mồi đáng sợ bởi chúng luôn đuổi theo và nghiền nát con mồi. Nhưng sự thực thì con khủng long mang tính biểu tượng này có thường xuyên ăn xương không?
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tokyo, phối hợp với các nhóm từ Đại học Mainz và Đại học Hamburg ở Đức, đã sử dụng phân tích kết cấu mài mòn nha khoa (DMTA) trên từng chiếc răng khủng long từ hơn 100 triệu năm trước để hiểu rõ hơn về chế độ ăn của loài này. DMTA là một kỹ thuật quét để kiểm tra sự hao mòn răng ở mức độ chi tiết vi mô.
"Chúng tôi muốn tìm ra các hành vi kiếm ăn khác nhau ở khủng long bạo chúa (từ kỷ Phấn trắng, 145 triệu đến 66 triệu năm trước) so với loài Allosaurus cũ hơn (từ kỷ Jura, 201 triệu đến 145 triệu năm) trước đây bằng DMTA", đồng tác giả nghiên cứu Daniela Winkler giải thích.
DMTA chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu răng của động vật có vú, và đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được sử dụng để nghiên cứu động vật chân đốt. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Tokyo gần đây cũng đã đi tiên phong trong một nghiên cứu về DMTA ở loài khủng long Sauropod, nổi tiếng với cổ và đuôi dài.


Nguồn ảnh: Daniela Winkler
Mặt răng khủng long được chụp hình ảnh 3D có độ phân giải cao ở tỷ lệ rất nhỏ, 100 micromet. Sau đó, có tới 50 bộ tham số kết cấu bề mặt được sử dụng để phân tích hình ảnh, chẳng hạn như độ nhám, độ sâu và độ phức tạp của các vết mài mòn.
Nếu độ phức tạp cao, tức là có các vết có kích thước khác nhau chồng lên nhau, có nghĩa là răng đã từng va đập với vật cứng, chẳng hạn như xương. Nếu độ phức tạp thấp, tức là các vết mài mòn có kích thước tương tự nhau và không chồng chéo, có nghĩa là răng chủ yếu ăn vật mềm, chẳng hạn như thịt.
Tổng cộng, nhóm đã nghiên cứu 48 chiếc răng, 34 chiếc của khủng long theropod và 14 chiếc của cá sấu, để so sánh.
Winkler cho biết một điều đáng ngạc nhiên là nhóm không tìm thấy bằng chứng về hành vi ăn hay nghiền xương ở Allosaurus hoặc khủng long bạo chúa T. rex, mặc dù họ biết rằng khủng long bạo chúa ăn xương. Có thể kể đến một lý do cho kết quả này, đó là khủng long T. rex không thường xuyên ăn xương. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng những chiếc răng được bảo quản tốt; những chiếc răng khủng long bị hư hỏng nặng, có thể do ăn xương, đã không được sử dụng trong nghiên cứu này.
Điều mà nhóm nghiên cứu đã tìm thấy ở cả khủng long và cá sấu là sự khác biệt đáng chú ý giữa con non và con trưởng thành. "Chúng tôi đã nghiên cứu hai mẫu vật khủng long vị thành niên, một Allosaurus và một Tyrannosaurid, và nhận thấy cách ăn uống và hành vi rất khác so với những con trưởng thành. Kết quả cho thấy răng con non bị mòn nhiều hơn, có nghĩa là chúng phải thường xuyên ăn thức ăn thừa trên các bộ xương", Winkler giải thích.
"Chúng tôi cũng có thể phát hiện hành vi ăn uống khác nhau ở cá sấu con. Tuy nhiên, ngược lại với khủng long, cá sấu con ít bị mòn răng hơn do ăn thức ăn mềm hơn, trong khi răng cá sấu trưởng thành bị mòn nhiều hơn do ăn thức ăn cứng hơn", các tác giả cho biết.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm