Robot NASA tìm ra thứ có thể do sinh vật ngoài hành tinh tạo nên
Vốn là người thông minh, tại sao Tào Tháo lại gả 7 người con cho cùng 1 người? / 3 tảng đá thú vị nhất Việt Nam: Độc đáo từ ngoại hình cho đến tên gọi
Tại khu vực mang tên Serpentine Rapids của Sao Hỏa, chiến binh săn sự sống ngoài hành tinh Perseverance của NASA đã thử mài mòn một trong số các tảng đá bí ẩn của mỏm đá đỏ có tên là Wallace Butte.
Mảng mài mòn có đường kính 5 cm đã tiết lộ một mảng màu trắng, đen và xanh lá cây nổi bật bên trong.
"Một trong những điều bất ngờ lớn nhất đối với nhóm thám hiểm là sự hiện diện của các đốm màu xanh lá cây xỉn màu bên trong mảng mài mòn, bao gồm các lõi màu tối với viền màu xanh lá cây nhạt, mờ" - nhóm điều hành sứ mệnh Perseverance của NASA cho biết.
Viết trên trang chủ, NASA giải thích rằng trên Trái Đất, đá đỏ và đất đỏ thường có màu từ sắt bị oxy hóa (Fe3+), đây là dạng sắt khiến máu chúng ta có màu đỏ và cũng tạo nên màu đỏ gỉ sét của sắt và các hợp kim chứa sắt.
Các đốm xanh lá cây như những đốm được quan sát thấy trong vết mài mòn ở Wallace Butte thường thấy ở các khối đá trầm tích tạo nên bởi đất đỏ cổ đại trên Trái Đất.
Màu xanh lá cây này được tạo nên khi nước lỏng thấm qua trầm tích trước khi nó cứng lại thành đá, kích hoạt phản ứng hóa học biến sắt bị oxy hóa thành dạng khử (Fe2+).
Điều quan trọng là trên Trái Đất, vi khuẩn đôi khi tham gia vào phản ứng khử sắt này.
Còn một khả năng thứ hai, cũng liên quan đến sự sống: Các đốm xanh có thể là kết quả của quá trình phân hủy chất hữu cơ - có thể là thực vật, động vật hay vi sinh vật - tạo ra các điều kiện khử cục bộ.
Ngoài ra, tương tác giữa lưu huỳnh và sắt cũng có thể tạo ra các điều kiện khử sắt mà không cần sự tham gia của vi sinh vật.
Thật không may, vị trí chật hẹp khiến chiến binh săn sự sống ngoài hành tinh của NASA không thể đưa cánh tay - vốn đang cầm các thiết bị đắt đỏ như SHERLOC và PIXL - vào sát các đốm xanh lá cây trong mảng mài mòn.
Vì vậy, thành phần của các đốm màu này vẫn còn là một bí ẩn.
Tuy nhiên, nhóm nghiên sẽ tiếp tục tìm kiếm những đặc điểm thú vị và bất ngờ tương tự trong các tảng đá khác.
Perseverance hiện đang thực hiện hành trình mạo hiểm khi leo lên vành hố va chạm khổng lồ Jezero Crater, nơi có thể từng là một đồng bằng sông cổ đại khi hành tinh láng giềng còn có nước giống Trái Đất.
Jezero Crater là khu vực mà chiến binh đã hạ cánh vào năm 2021, bắt đầu hành trình săn tìm dấu vết các sinh vật ngoài hành tinh mà NASA tin rằng vẫn còn hoặc ít nhất đã từng tồn tại nơi Sao Hỏa.
Nếu thành công, Perseverance sẽ chính thức bắt đầu chuyến thám hiểm một vùng đất mới.
Ngoài Perseverance, NASA còn sở hữu một robot săn sự sống khác trên hành tinh đỏ là Curiosity, hoạt động ở Gale Crater.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Top 10 loài động vật dài nhất thế giới: Vị trí số 1 lên tới 55 mét
Vàng đến từ đâu và được hình thành như thế nào?
Top 5 con ‘quái vật’ bí ẩn gây ám ảnh nhất cho người Việt Nam: Con thứ 2 hoàn toàn có thật trên đời!
Einstein là thiên tài nhưng tại sao con trai ông lại mắc bệnh tâm thần?
Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chết