Rợn người tàu ma Mary Celeste và bí ẩn hơn 100 năm chưa biết đến!
Bí mật kinh hoàng về con “tàu ma” chết chóc nhất thế giới / Bí ẩn con tàu ma lênh đênh trên biển suốt 38 năm trước khi biến mất hoàn toàn
Cách đây hơn 1 thế kỷ, một con tàu Mary Celeste đã đâm vào dãy đá ngầm Rochelois, và bị đắm gần địa phận quốc đảo Haiti. Sự kiện này đã đặt dấu chấm hết cho một trong những con tàu khét tiếng nhất từng chinh phục đại dương. Tuy nhiên, chính một sự kiện xảy ra trước đó 13 năm đã biến May Celeste này đã trở thành bí ẩn lâu dài nhất trong lịch sử. Và có rất nhiều giả thiết về con tàu ma Mary Celeste này cùng với sự "biến mất" kỳ lạ của thủy thủ đoàn.
Ngày 4/12/1872, người ta phát hiện thấy con tàu Mary Celeste đang trôi dạt lênh đênh trên vùng biển dậy sóng của Đại Tây Dương. Con tàu lúc được phát hiện vẫn còn trong tình trạng cực tốt với đầy đủ thực phẩm và nước ngọt, nhưng khi được neo vào bờ lại không tìm thấy bóng dáng bất kỳ ai – toàn bộ thủy thủ đoàn đã biến mất không còn dấu tích. Đây là một bí ẩn đã tồn tại trong hơn 135 năm qua.
Ảnh minh họa.
Thủy thủ đoàn biến mất không dấu vết
Thuyền trưởng Morehouse vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy con tàu Mary Celeste của Briggs lênh đênh ở khu vực giữa Bồ Đào Nha với quần đảo Azores, dường như đang nằm ngoài tầm kiểm soát và di chuyển một cách vô định theo hướng gió. Tiếp cận con tàu, họ nhận thấy Mary Celeste tuy có bị nước tràn vào một chút nhưng nhìn chung trong tình trạng rất tốt. Hàng hóa gồm 1701 thùng cồn, lương thực thực phẩm và nước ngọt đủ cho 6 tháng vẫn còn, không bị xáo trộn, chỉ duy nhất một thùng cồn bị hư hỏng, vật dụng cá nhân của cả đoàn đều ở nguyên vị trí, một chiếc bơm đang hoạt động với 2 cánh buồm được giương lên.
Hầu hết giấy tờ và thiết bị định vị trên tàu đã biến mất, không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của con người. Tuy nhiên, cuốn nhật ký hàng hải thì vẫn còn, trong đó ngày cuối cùng được đặt bút có đề 25/11/1872, khi con tàu gần tới đảo St Mary, cách nơi người ta tìm thấy nó khoảng 700 dặm.
Điều kỳ lạ là tất cả đột nhiên mất tích không dấu vết mặc dù thời tiết lúc đó tốt và thuỷ thủ đoàn là những người đi biển rất có kinh nghiệm.
Các giả thuyết giàu… trí tưởng tượng
Người đầu tiên đưa ra giả thuyết về số phận của thủy thủ đoàn trên con tàu là Frederick Solly Flood, luật sư tại tòa án Hải quân Anh.
Flood suy đoán toàn bộ thủy thủ đã đột nhập vào khoang hàng hóa, uống những thùng cồn và sau đó giết chết thuyền trưởng Briggs, vợ và con gái ông, cùng vị phó thuyền trưởng Richardson. Sau đó, chính Flood lên tiếng loại bỏ giả thuyết này và chuyển sang “sống chết” với quan điểm rằng cồn đã bị biến chất và nhiều khả năng là nguyên nhân dẫn đến cái chết cho ai chẳng may uống phải.
Chưa dừng lại, ông tiếp tục đưa ra giả thuyết Briggs và Morehouse, trong cuộc gặp ở New York, đã âm mưu lừa gạt thủy thủ trên tàu Mary Celeste. Theo kế hoạch, Briggs là người ra tay giết chết nhóm thủy thủ đoàn của mình, Morehouse sau đó sẽ yêu cầu bồi thường cho việc cứu hộ tàu Celeste và chia tiền với Briggs. Tuy nhiên, cả Briggs và Morehouse được biết đến là những con người đáng kính, có lý lịch tốt, không thể là hung thủ giết người.
Mặc dù vậy, Flood vẫn không từ bỏ suy nghĩ của mình. Nếu Briggs không làm điều đó thì nhất định là Morehouse. Flood tố cáo các thủy thủ của Dei Gratia đã tấn công tàu Mary Celeste vì lợi ích có thể nhận được với tư cách là người cứu hộ. Sau nhiều tháng đưa ra lời vu khống chống lại Morehouse, tòa án Admiralty cuối cùng đã minh oan và thanh toán mọi chi phí cho đoàn của Morehouse.
Thời điểm đó, thế giới rất quan tâm đến những cáo buộc của Flood, thậm chí trong một bài viết trên tờ New York Times, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ William Richard cũng đưa ra nhận định của riêng mình với vụ án này và đồng ý với giả thuyết của Flood khi cho rằng đây là một cuộc nổi loạn.
Sau đó, vào tháng 1.1884, tạp chí Cornhill Magazine đăng tải một truyện ngắn với tiêu đề “J. Habakuk Jephson's Statement”, tác giả là bác sĩ trẻ Arthur Conan Doyle (người sau này viết bộ tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes nổi tiếng). Truyện xây dựng từ sự cố tàu Mary Celeste, trong đó, tác giả nói đã tìm thấy những giấy tờ của Abel Fosdyk, một người được cho là hành khách trên tàu. Theo Fosdyk, vị thuyền trưởng đã cùng tranh luận với 2 thủy thủ của mình về tốc độ bơi. Và để chứng tỏ mình đúng, cả 3 cùng nhảy xuống nước bơi mà không biết sắp làm mồi cho cá mập. Những người còn lại chạy đến xem chuyện gì đang xảy ra. Bất ngờ phần mũi tàu họ đứng gãy tan, tất cả cùng chịu chung số phận với vị thuyền trưởng. Fosdyk là người duy nhất sống sót vì đã bám được một mảnh ván và trôi dạt vào bờ biển ở châu Phi. Theo nhiều chuyên gia, đây chỉ là một giả thuyết mơ hồ, không có cơ sở khi mà nhân chứng Fosdyk đã chết và chẳng ai có thể kiểm chứng được.
Câu chuyện tiếp theo xuất hiện vào cuối những năm 20, khi Lee Kaye của tạp chí Chamber's Journal viết về một “Người duy nhất còn sống sót” khác là John Pemberton, về những chi tiết đã xảy ra trên tàu. Câu chuyện Pemberton sau đó đã được Laurence Keating xuất bản thành cuốn sách có tên “Mary Celeste Hoax” vào năm 1929 và trở thành cuốn sách bán chạy nhất toàn khu vực Đại Tây Dương cho đến khi Kaye bị tố cáo là dàn dựng trò lừa bịp này.
Suy đoán của chuyên gia
Tất cả các giả thuyết đều bị bác bỏ, vậy thực sự điều gì đã xảy ra với toàn bộ thủy thủ trên con tàu?
Ở thời điểm chuyển giao thế kỷ, một số ý kiến tin rằng Mary Celeste đã bị tấn công bởi một con mực khổng lồ hoặc một con quái vật biển. Nhưng cứ cho đó là Kraken (con quái vật xúc tu chuyên đánh chìm tàu bè trên biển) thì tại sao nó lại lấy đi các loại giấy tờ trên tàu, và tại sao con tàu bị tấn công nhưng không có ai rút thanh gươm trên tàu ra chiến đấu, nó vẫn nằm nguyên trong vỏ? Khi tìm thấy nhiều vết đỏ trên tàu, người ta kết luận đó là máu nhưng thực chất chúng đơn giản chỉ là gỉ.
Về chiếc xuồng cứu sinh, có một sự đồng thuận giữa những người nghiên cứu vấn đề này, bao gồm cả tòa án, rằng con tàu đã bị bỏ lại. Các dấu hiệu lộn xộn trên chiếc giường của thuyền trưởng, quần áo của thủy thủ đoàn thì vương vãi xung quanh cho thấy một cuộc tháo chạy trong vội vã. Ngoài ra, vài sợi dây thừng cũng biến mất dẫn đến kết luận thủy thủ đoàn đã rời hết xuống con xuồng, dùng dây thừng buộc nó vào sau tàu Celeste.
Tuy nhiên, một nhà khoa học tại trường Đại học University College London ở Anh đã chứng minh rằng một vụ nổ dạng sóng áp suất có thể đã xảy ra. Khi một sóng lửa được tạo ra, một luồng không khí tương đối lạnh tiến vào ngay sau đó và ức chế ngọn lửa này, từ đó không để lại bất kỳ vết muội than, hay vết cháy nào còn sót lại. Do đó, cũng có khả năng một ngọn lửa lớn nhưng tương đối vô hại đã dọa thuyền trưởng Briggs phải rời bỏ tàu.
Trong khi đây có thể là một giả thuyết hợp lý, nhưng nó đã không thể ngăn chặn sự lưu chuyển của các tin đồn và các phỏng đoán bừa bãi về số phận sau cùng của các thành viên thủy thủ đoàn. Trong nhiều thập kỷ, rất nhiều các giả thuyết đã được đưa ra, bao gồm sự nổi loạn của thủy thủ đoàn, hay thủy thủ đoàn trong trạng thái say rượu đã bị thủy thủ đoàn của tàu Dei Gratia, những người phát hiện ra Mary Celeste, sát hại.
Số khác cho rằng cái chết của họ là do mực khổng lồ, hay thủy thủ đoàn đã bắt gặp một con tàu vô chủ chứa đầy kho báu, rồi bỏ lại tàu Mary Celeste để tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc ở Tây Ban Nha. Nếu các bằng chứng mới được đưa ra ánh sáng trong tương lai, chúng ta sẽ hiểu hơn một chút về điều gì đã thực sự xảy ra với tàu Mary Celeste trên chuyến hành trình định mệnh của mình vào năm 1972, và rồi sẽ rốt cục giải được bí ẩn này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm