Rợn người trước hòn đảo “ma quái” và chuyện chết chóc xung quanh
Danh tướng “thăng tiến” nhờ... được khen / Kho ảnh khổng lồ về Việt Nam 1991-1993: Một thoáng Tây Hồ
Nỗi ám ảnh rợn người mang tên “Đảo người chết”
Hòn đảo nhỏ ở cực tây Canada không yên bình giống vẻ bề ngoài mà chứa đựng nhiều sự kiện đáng sợ không kém tên gọi 'Đảo người chết' của nó.
Hòn đảo mang tên "đảo chết". |
Theo Mysterious Universe, vùng đất lần đầu nhuốm máu người khi thổ dân Salish ở phương bắc và phương nam tàn sát lẫn nhau. Trong một trận chiến ác liệt, bộ lạc phía nam bắt cóc 200 phụ nữ, trẻ em, người già, nhốt họ trên đảo và yêu cầu đổi lấy 200 chiến binh bên phía kẻ thù.
Khi bộ lạc phía bắc đồng ý giao 200 chiến binh tinh nhuệ nhất, họ lập tức tàn sát tất cả bằng dao và cung tên. Theo truyền thuyết bản xứ, sau ngày hôm đó, những bông hoa lửa mọc lên tại nơi người chết ngã xuống. Cho rằng nơi đây bị nguyền rủa bởi phép thuật, bộ lạc phía nam phải từ bỏ vùng đất này.
Đảo người chết vào những năm 1990. Ảnh: Mysterious Unniverse |
Từ đó, hòn đảo ma quái này được biết đến với cái tên Đảo người chết. Người dân xứ xem nó như vùng đất của người chết bị lãng quên, chỉ phù hợp làm nơi chôn cất. Người Squamish đặt thi thể trong quan tài gỗ tuyết tùng, sau đó treo lên các cây cổ thụ.
Một số xác chết thậm chí còn rơi xuống và phân hủy, khiến mặt đất sũng nước chứa đầy xương, đầu lâu và tóc rối. Sau đó, người định cư từ châu Âu chuyển những hộp gỗ đến chôn ở nghĩa trang Lumberman's Arch gần đó theo phong tục của người da trắng.
Hòn đảo ma tại Mỹ
Đảo Malaga tại Maine, Mỹ được bao phủ bởi cây xanh giữa vịnh Maine, gần như chẳng còn dấu tích gì của dân cư trên diện tích 161.000m2.
Gia đình một cư dân trên đảo |
Trong thời điểm kỳ thị chủng tộc ở mức đỉnh điểm, người Maine đã thổi bùng ngọn lửa đạo đức nhạy cảm đe dọa cuộc sống cộng đồng.
Những ngườii gốc Scotland, da màu, Ireland, Yankee hay Bồ Đào Nha trên đảo khá nghèo, không kết hôn hợp pháp mà chỉ chung sống. Đó là điều không thể chấp nhận ở thời kỳ đó và dĩ nhiên là một cái gai trong mắt.
Ngoài ra, ở thời Victoria, nghỉ dưỡng trên đảo là thú vui của giới nhà giàu nên chính quyền cho rằng những người da đen trên đảo sẽ làm 'bẩn' cảnh quan và làm mất khách du lịch.
Họ bị mô tả là 'nghèo đói, ngu dốt, đáng ghê tởm, tà ác và là một nỗi ô nhục'.
Những ngôi mộ này từng bị đào lên khi mới chôn. |
Hè năm 1911, Thống đốc Frederick Plaisted tới Malaga lần đầu và hứa với cư dân rằng họ sẽ không bị đuổi. Ba tuần sau, Nhà nước ra tối hậu thư đòi thu hồi đất, yêu cầu người dân rời đi nếu không sẽ bị cưỡng chế và đốt nhà.
Gần 1 năm sau, những ngôi nhà không còn ai, còn người dân chịu cảnh màn trời chiếu đất, vật vờ trên bờ, dưới nước liên tục vì không thể ở lại nhưng cũng chẳng có nơi nào khác chấp nhận họ.
Họ bị bệnh, mệt mỏi và chết. Một người chồng tìm bác sĩ và quay lại khi vợ đã chết trương vì bệnh với đàn con vây xung quanh.
Ngôi trường trên đảo. |
Một số người khác bị bắt và giam giữ suốt đời dựa trên thước đo không đáng tin cậy về khả năng trí tuệ. Nhận thấy chưa triệt để, chính quyền tại đây còn đào tất cả mộ trong nghĩa trang, bỏ hài cốt vào năm giỏ lớn và chôn bừa tại một địa điểm nào đó.
Tuy nhiên, riêng việc vận chuyển hài cốt cũng không đến nơi đến chốn, đã có những thi thể rơi xuống nước.
Từ năm 2000, các nhà khảo cổ bắt đầu tới tìm lại quá khứ của Malaga. Phác họa ban đầu về một cộng đồng dân cư đặc biệt bắt đầu xuất hiện.
Năm 2010, thống đốc Baldacci tới thăm hòn đảo đã bày tỏ sự hối tiếc cho những bất công của người dân nơi đây với lời hứa chuộc lỗi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo