Khám phá

Những điều ngộ nhận về giấc mơ

Không phải giấc mơ nào cũng báo hiệu về họa phúc nhưng mỗi giấc mơ không ít thì nhiều đều có liên quan đến sức khỏe và nội tạng của con người.

Quan Vũ cả đời phạm 3 sai lầm: thả nhầm một người, mắng nhầm một người, cả tin nhầm một người / Đường Tăng dựa vào đâu được làm lãnh đạo, cuối cùng tôi cũng đã hiểu

Giấc mơ và sức khỏe

Dưới con mắt khoa học, giấc mơ là trạng thái hưng phấn cục bộ của một số tế bào. Khi con người rơi vào trạng thái ngủ say, tế bào thần kinh bị khống chế ở diện rộng, nhưng quá trình khống chế này là không hoàn toàn, có một số thần kinh ở lớp vỏ đại não vẫn ở trạng thái hưng phấn nên dẫn tới nằm mơ.

Mặt khác, mơ là do một số lượng tế bào đang hoạt động không theo quy tắc tuần hoàn, cho nên giấc mơ của chúng ta thường không theo logic, rất nhiều cảnh của giấc mơ cùng xuất hiện trùng lặp, chồng chéo lên nhau.

Khi người ta nằm mơ thì chủ yếu bán cầu não phải hoạt động chiếm ưu thế còn khi tỉnh dậy thì bán cầu não trái chiếm ưu thế. Trong một ngày con người đều cần phải hoạt động và nghỉ ngơi, khiến cho mối quan hệ giữa tỉnh táo và nằm mơ xuất hiện đan xen vào nhau có thể kích thích thần kinh điều tiết và cân bằng động thái tinh thần.

Giấc mơ không những không hại mà còn tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet.

Trong toàn bộ giấc ngủ, trạng thái ngủ say giấc và trạng thái không say giấc (mơ) cứ đan xen nhau. Nếu trước khi thức dậy chúng ta đang ở trạng thái mơ thì tỉnh dậy chúng ta sẽ biết mình mơ còn nếu đang ở trạng thái say giấc thì sẽ tưởng rằng cả đêm đã ngủ một mạch không mơ mộng gì.

Trước đây mọi người quan niệm một giấc ngủ không mộng mị là một giấc ngủ ngon nhưng với điều vừa nêu, các nhà khoa học khẳng định rằng hầu hết mọi người đều mơ trong giấc ngủ. Thậm chí trong sách 200 câu hỏi về giải mộng của Thiệu Vĩ Hoa còn cho biết: “Theo những nghiên cứu mới nhất cho thấy, rất nhiều người khi ngủ không nằm mơ có thể là vì trung tâm điều tiết của đại não bị tổn thương, hình thành nên hiện tượng không thể nằm mơ được, hoặc chỉ xuất hiện một số cảnh không hoàn toàn trong giấc mơ”.

Ác mộng

Khá nhiều người thường nhầm lẫn giữa những giấc mộng bi thương là ác mộng. Theo sự phân chia của các nhà nghiên cứu về giải mộng thì giấc mộng chỉ được gọi là ác mộng khi nó có những đặc điểm: Trước hết là cảm giác lồng ngực bị đè xuống và tức ngực khó thở, người nằm mơ rất muốn cử động nhưng không cử động được do vậy dẫn tới cảm giác sợ hãi cực độ.

 

Ảnh minh họa.

Thứ hai là nhân tố tinh thần khi xảy ra ác mộng như hưng phấn, tình cảm bị trùng xuống. Cuối cùng là ác mộng thường chỉ xảy ra trước khi đi vào giấc ngủ sâu. Căn cứ vào những đặc điểm vừa nói thì ác mộng chính là hiện tượng “bóng đè” theo cách nói của người Việt.

Khi bị bóng đè, chúng ta thường mơ thấy một con “ma” nào đó đứng cạnh hoặc đè lên mình. Ta nhìn thấy rõ nó, kêu la thảm thiết nhưng người thì không thể cử động được. Do vậy mà sự sợ hãi lên đến tột độ.

Trong khi đó, mộng bi thương thì phổ biến hơn. Nói chung thì đó là những giấc mơ mà chúng ta không mong muốn. Chẳng hạn mơ thấy một người thân qua đời hay mình bị tai nạn hoặc mơ thấy một người đã khuất…

 

Giấc mơ và nội tạng

Người Trung Quốc cho giấc mơ là biểu hiện phản ánh sự thịnh suy trong các cơ quan nội tạng của con người. Trong thiên Phương thịnh suy luận của sách Tố vấn có đoạn nói: Nếu khí phổi hư thì sẽ mơ thấy vật kỳ lạ màu trắng, điềm báo hung họa; nếu thận khí hư thì mơ thấy đắm thuyền, người trôi dạt trong nước, trong lòng lo lắng; nếu gan khí hư thì mơ thấy cây cỏ trong rừng sâu, người ở dưới gốc cây không dám đứng lên; nếu tâm khí hư phần lớn mơ thấy bị lửa thiêu; nếu tì khí hư thì mơ thấy ăn cơm không biết no.

Một cuốn sách cổ khác là Linh khu cũng ghi: Nếu âm khí thịnh thì mơ thấy cảnh kinh hãi trong dòng nước lớn; nếu dương khí thịnh thì mơ thấy lửa cháy vây quanh mình; nếu cả dương khí và âm khí đều thịnh thì mơ thấy họa dao kéo…

Giấc mơ của phái nam và phái nữ

Ít người biết rằng giấc mơ của hai phái nam nữ khác biệt nhau rất xa. Theo tài liệu của Thiệu Vĩ Hoa đã nói ở trên thì sự khác biệt này được hình thành từ khi con người bắt đầu có ý thức thực sự về giới tính.

 

Giấc mơ của đàn ông thường đầy khí dương cường, đa phần là hoạt động thể lực, vũ lực hoặc có liên quan đến một người đàn ông khác. Vì thế trong giấc mơ của phái nam thường có những yếu tố mang tính công kích nhất là trong những giấc mơ có sự xuất hiện của một người đàn ông khác. Điều đặc biệt là phần lớn những người đàn ông xuất hiện trong giấc mơ phái nam lại là người lạ.

Trong khi đó giấc mơ của phái nữ lại thường tập trung trên phương diện tình cảm. Phần lớn đó là những chuyện xảy ra trong nhà. Trong mơ, nữ giới cũng thường dễ biến thành tướng mạo của đối phương và họ thường dễ nhớ được nội dung giấc mơ hơn nam giới.

Không phải giấc mộng nào cũng là điềm báo

Nhiều người có thói quen gặp bất kỳ giấc mơ nào cũng liên tưởng suy đoán để xem giấc mơ báo hiệu điềm gì. Tuy nhiên, trong việc giải mộng cũng có những cấm kỵ. Nói cách khác là trong thuật giải mộng có những loại giấc mộng không phải là điềm báo họa phúc cát hung nên không cần tìm đáp số.

Thứ nhất là những người thần kinh bất định. Khi bị tình trạng này thì hình ảnh hiện lên trong giấc mơ không phải là cảm giác linh hồn mà là linh hồn phiêu diêu bất định nên không thể hiện cho điềm báo gì.

 

Thứ hai là người do lo lắng quá mà mơ. Nếu ban ngày nghĩ ngợi đến một điều gì đó quá nhiều thì đêm dễ mơ về nó. Chẳng hạn ban ngày trông thấy một cô gái xinh đẹp, lòng tưởng nhớ cả ngày thì đêm về dễ mơ thấy cho nên nó chẳng ẩn chứa “thiên cơ” nào cả.

Thứ ba là nói đến điềm báo trong mơ vô cùng điển hình. Những điềm báo đã trở nên quen thuộc mà ta đã biết trước thì khi mơ thấy cũng không phải là điềm báo nữa.

Thứ tư là giấc mơ không có kết thúc, giữa giấc mơ kinh hãi mà tỉnh dậy thì cũng không phải điềm báo vì quan niệm của cổ nhân thì một giấc mơ ẩn chứa điềm báo phải có đầu có cuối.

Cuối cùng là giấc mơ có đầu có cuối nhưng khi tỉnh dậy lại quên mất quá nửa. Trong tình huống này cũng không nên cố vắt óc bận tâm đi giải mộng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm