Khám phá

Rồng Komodo cái tự sinh sản mà không cần con đực

Charlie, một cá thể rồng Komodo cái ở sở thú Chattanooga, bang Tennessee, Mỹ đã đẻ ra 3 quả trứng và ấp nở thành các con con mà không cần giao phối với bất cứ con đực nào.

Bí ẩn về chiếc ghế rồng trong Cố Cung: Có 3 nhân vật qua đời khi ngồi trên ghế này và lời nguyền đằng sau khiến ai cũng tò mò / Giải mã căn bệnh bí ẩn khiến con người biến thành ma cà rồng

Theo CNN, mặc dù Charlie đã được ghép đôi với một con đực có tên là Kadal với hy vọng chúng sẽ giao phối và sinh sản hữu tính, nhưng cuối cùng thì không hiểu lý do gì mà Charlie lại sinh ra 3 con con - Onyx, Jasper và Flint - thông qua quá trình sinh sản đơn tính, tức là không cần sự tham gia của một con đực.

Rồng Komodo - loài bò sát lớn nhất thế giới - có khả năng sinh con mà không cần tới sự thụ tinh từ con đực. Các nhà khoa học đã ghi nhận nhiều trường hợp tương tự, và việc sinh sản đơn tính này chỉ xuất hiện ở khoảng 70 loài động vật có xương sống, theo tạp chí Scientific American.

Charlie cho ra 3 quả trứng vào tháng 8/2019, nhưng các nhân viên của sở thú không thể xác nhận việc Charlie có giao phối với Kadal hay không, vì vậy họ đã làm xét nghiệm ADN để xem ai là cha của rồng con.

Hai trong số ba con rồng Komodo con được sinh sản đơn tính từ con mẹ Charlie. Ảnh: Vườn thú Chattanooga.
Hai trong số ba con rồng Komodo con được sinh sản đơn tính từ con mẹ Charlie. Ảnh: Vườn thú Chattanooga.

Kết quả cho thấy 3 con rồng Komodo con có bộ gene được lấy từ Charlie, và chúng là kết quả của quá trình sinh sản đơn tính.

"Kadal, bạn không phải là bố của lũ rồng con!", sở thú Chattanooga cho biết trong một thông báo trên Facebook.

Rồng Komodo đã tiến hoá để sinh sản bằng cả việc thụ tinh giữa con đực và con cái, cũng như việc sinh sản đơn tính. Nguyên nhân được cho là vì chúng sống khá biệt lập trong tự nhiên, và thường trở nên hung dữ khi có con khác đến làm quen, theo các chuyên gia của sở thú.

Theo tạp chí Scientific American, sinh sản đơn tính xảy ra khi một trứng ở con cái thụ tinh với một trứng khác, thay vì tinh trùng của một con đực. Quá trình này được gọi là sự tạo noãn, dẫn tới sự hình thành một thể cực với bản sao ADN của trứng.

 

"Thường thì thể cực này sẽ co lại và biến mất. Tuy nhiên trong trường hợp của rồng Komodo, các thể cực đã hoạt động như một tinh trùng và biến trứng thành các phôi", nghiên cứu của Scientific American cho biết.

Rồng Komodo cái chỉ mang theo nhiễm sắc thể giới tính WZ, trong khi rồng Komodo đực thì mang nhiễm sắc thể giới tính ZZ. Khi việc sinh sản đơn tính xuất hiện, con mẹ chỉ có thể tạo ra các nhiễm sắc thể WW hoặc ZZ, nhưng vì trứng WW không thể tồn tại nên tất cả những con con được sinh ra theo quá trình này đều mang nhiễm sắc thể ZZ - tức là đều là những con đực.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm