Khám phá

Rùa hai đầu sống lâu nhất thế giới sắp bước sang tuổi 23

Sinh vật hai đầu vốn khó tồn tại trong giới tự nhiên vậy mà chú rùa hai đầu này sắp bước sang tuổi 23.

Chữa nấm bằng bột nghệ, bé mèo trắng trẻo bị nhuộm thành Pikachu / Top 20 ngôi nhà có kiến trúc độc đáo, có "1 không 2" trên thế giới

Rùa hai đầu sống lâu nhất thế giới sắp bước sang tuổi 23 - Ảnh 1.
Rùa 2 đầu.

Con rùa hai đầu sinh sống ở Hy Lạp, có tên là Janus, sinh ra trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Geneva, Thụy Sĩ, vào ngày 3 tháng 9 năm 1997 từ một quả trứng được đặt trong lồng ấp.

Được đặt theo tên của vị thần La Mã có hai khuôn mặt, không ngạc nhiên khi Janus trở thành một trong những điểm thu hút chính trong bảo tàng. Con rùa Janus cũng sớm trở thành linh vật của bảo tàng.

Mặc dù nhiều động vật sinh ra với hai đầu thường chết yểu trong tự nhiên, Janus đã vượt qua mọi hoàn cảnh tiếp tục sống và được cho là cá thể lớn tuổi nhất trong hình dạng đặc biệt này.

23 tuổi, Janus khá già, được chăm sóc tich cực, tắm rửa hàng ngày và ăn uống thường xuyên.

Rùa hai đầu sống lâu nhất thế giới sắp bước sang tuổi 23 - Ảnh 2.

Con rùa Janus hai đầu sống lâu nhất sắp bước sang tuổi 23.

 

Phần lớn các cá thể rùa hai đầu chỉ có thể sống sót một thời gian ngắn do gặp khó khăn trong việc di chuyển và kiếm ăn.Người chăm sóc của Janus từ năm 2013, Angelica cho biết những ngày thời tiết đẹp, cô đưa rùa lên mái nhà của bảo tàng để tắm nắng. Angelica thậm chí tạo một khu vực cỏ đặc biệt dành cho sinh vật nhỏ.

Tuy nhiên, để bảo vệ chăm sóc cá thể quý hiếm, chế độ dành cho Janus rất nghiêm ngặt. Hàng ngày, rùa cần được tắm và chiếu tia cực tím hàng tuần, ăn rau diếp, cà chua và không hoạt động tình dục.

Rùa hai đầu sống lâu nhất thế giới sắp bước sang tuổi 23 - Ảnh 4.

Chăm sóc rùa hai đầu phải tuân theo chế độ nghiêm ngặt mỗi ngày.

Để hỗ trợ thực hiện chế độ này, kể từ ngày 11/8, Janus sẽ chuyển nhà mới của mình, một hồ cạn mới tinh vì ngôi nhà cũ không còn phù hợp.

Pierre-Henri Heizmann, người đã lo việc chuyển nhà của Janus, cho biết nhà mới gần khu ăn. Người canh giữ động vật thường xuyên thay phiên nhau chăm sóc bên cạnh rùa mỗi ngày.

 

Năm 2019, đội tuần tra rùa biển tình cờ phát hiện một cá thể rùa đột biến với hai đầu nằm trên cùng cơ thể ở đảo Hilton Head, bang South Carolina, Mỹ.

Rùa được đặt tên Squirt & Crush, nguyên nhân khiến rùa có hội chứng nhiều hơn một đầu trên cùng cơ thể là do phôi thai phân chia không bình thường trong quá trình phát triển.

Năm 2014, một trường hợp rùa hai đầu hiếm gặp trên đảo Mabul, phía Đông Malaysia đã sống sót được tới ba tháng trong môi trường hoang dã.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm