Khám phá

Rùng mình cuộc sống những người làm việc tại cổng địa ngục

Tại nơi được mệnh danh là cổng địa ngục, những người dân hàng ngày phải chịu đựng cái nóng khủng khiếp, khai thác muối để kiếm ăn.

Nhiếp ảnh gia Massimo Rumi đã khiến người xem ngỡ ngàng với những hình ảnh về cuộc sống những người dân Ethiopia làm việc tại cổng địa ngục Danakil Depression. (Theo Dailymail)

Danakil Depression là một vùng đất vô cùng khắc nghiệt, nơi nhiều núi lửa đang hoạt động, nhiệt độ trong ngày hiếm khi giảm xuống dưới 50 độ C và thường xuyên đạt ngưỡng 60 độ C, thiêu đốt vạn vật. (Theo Dailymail)

Chính vì vậy, người dân thường bắt đầu công việc khai thác muối tại từ rất sớm, khi mặt trời còn chưa ló rạng. Đây là hình ảnh về làng Hamad Ale, nơi tập trung những thợ mỏ muối, người buôn bán muối. (Theo Dailymail)

Người dân nơi đây thường đổi muối để lấy thực phẩm, nước và những hàng hóa thiết yếu khác phục vụ cho cuộc sống của họ trong môi trường sống khắc nghiệt này. (Theo Dailymail)

Qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của lưu huỳnh và muối, cảnh quan cổng địa ngục đã trở nên đẹp kỳ quái, ảo diệu như cảnh quan ngoài hành tinh. Nhiều người du khách có dịp tới Danakil Depression đã ví nơi đây như bề mặt của Mặt Trăng. (Theo Dailymail)

Tuy rất đẹp nhưng bạn sẽ không bao giờ muốn bước đi trên đó vào ban đêm, bởi vì chỉ cần sai một bước, bạn có thể rơi ngay vào một đường nứt hoặc một dòng dung nham nóng chảy. (Theo Dailymail)

Theo nhiếp ảnh gia Rumi: "Các thợ làm việc ở mỏ muối trong điều kiện rất khó khăn, khi nhiệt độ hầu như không bao giờ giảm xuống dưới mức 50-60 độ C, thậm chí là vào buổi sáng sớm. (Theo Dailymail)

Không có khoan khí nén hay thiết bị hiện đại hỗ trợ, các thợ mỏ muối sử dụng dụng cụ khá thô sơ để tách từng tấm muối ra khỏi mặt đất. Nhiều người trong số họ đã dành toàn bộ cuộc đời của mình cho công việc khai thác muối gian khổ này. (Theo Dailymail)

Muối được cắt thành tấm theo một kích thước và trọng lượng nhất định giống như những viên gạch. Hầu hết các tấm muối này được bán cho nông dân Ethiopia và Sudan, họ sẽ dùng những tấm muối này để bổ sung muối khoáng cho động vật, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng. (Theo Dailymail)

Một thợ mỏ muối đang xếp những tấm muối thành chồng để di chuyển. Vào ngày thời tiết thuận lợi, họ có thể khai thác được khoảng 200 tấm muối như thế này. Ở đây muối còn được gọi là "vàng trắng" bởi nó là nguồn mưu sinh duy nhất của người dân. (Theo Dailymail)

Sau khi xếp thành chồng, "vàng trắng" sẽ được buộc lên lưng lạc đà, vận chuyển ra ngoài thị trấn để bán. (Theo Dailymail)

Lạc đà còn được gọi là "con tàu sa mạc" có thể chịu đựng được thời tiết khô hạn, nắng nóng, thiếu nước, là phương tiện vận chuyển lý tưởng của người dân nơi đây. (Theo Dailymail)

Đôi khi những con lừa cũng được dùng để vận chuyển muối, tuy vậy khối lượng nó có thể mang vác ít hơn nhiều so với lạc đà, khả năng chịu khát, chịu nóng của chúng cũng kém hơn. (Theo Dailymail)

Một đứa trẻ đang chạy nhảy trên con đường nhựa mới được làm chạy ngang qua làng Hamad Ale. (Theo Dailymail)

Tại địa phương được mệnh danh là cổng địa ngục này, mặt trời không phải nguồn cấp nhiệt duy nhất, còn có nguồn nhiệt từ những núi lửa đang hoạt động không ngừng tỏa ra. (Theo Dailymail)

Mặc dù sống ở nơi vô cùng khắc nghiệt, những thợ mỏ muối cũng rất gầy, tuy nhiên họ cực kỳ mạnh mẽ. Qua những bức ảnh, nhiều người có thể cho rằng đây là công việc tồi tệ nhất thế giới nhưng những người thợ mỏ muối nơi đây lại rất khiêm tốn và tự hào về công việc của họ. (Theo Dailymail)

Những con lạc đà trên đường vận chuyển muối đi bán. (Theo Dailymail)

Theo Đinh Ngân/Kiến thức

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo