Vào năm 1920, giáo sư John B. Watson tiến hành thí nghiệm có tên 'Albert bé nhỏ' khiến nhiều người rùng mình. Thí nghiệm phi đạo đức đối với trẻ nhỏ này đã khiến Albert 9 tháng tuổi trở nên sợ chó và mang nhiều nỗi sợ khác.
Cho đến nay, thí nghiệm có tên "Albert bé nhỏ" do giáo sư John B. Watson tiến hành năm 1920 vẫn được cọi là thí nghiệm phi đạo đức đối với trẻ em.
Sở dĩ như vậy là do giáo sư Watson sử dụng một bé trai 9 tháng tuổi có tên Albert làm đối tượng thí nghiệm. Sau khi kết thúc, cậu bé Albert chịu ảnh hưởng tâm lý đến hết đời.
Thí nghiệm "Albert bé nhỏ" được ông Watson nảy ra ý tưởng từ công trình của nhà sinh lý học người Nga Ivan Pavlov. Thí nghiệm của Pavlov gây chú ý khi quan sát sự tiết dịch vị của loài chó và nhận thấy chúng tiết nước bọt nhiều hơn khi nghe thấy bước chân hoặc tiếng chuông của người chăm sóc thông báo bữa ăn đã đến.
Từ nghiên cứu của Pavlov, Watson quyết định tiến hành thí nghiệm tương tự nhưng đối tượng tham gia là con người. Vì vậy, một em bé được Watson lựa chọn.
Lý do khiến Watson lựa chọn đối tượng thử nghiệm như vậy là vì ông tin rằng trẻ nhỏ là một "trang giấy trắng" nên sẽ có những phản xạ chân thật nhất.
Theo một số tài liệu, bé trai Albert 9 tháng tuổi được chọn từ các em bé tại một bệnh viện nằm trong phần đất của Đại học John Hopkins.
Cuộc thí nghiệm bắt đầu với việc Albert được cho tiếp xúc với chuột bạch, chó, thỏ trắng và một mặt nạ Santa Claus. Ban đầu, cậu bé vô cùng thích thú và không cảm thấy sợ hãi.
Về sau, ông Watson dùng búa đập vào thanh thép phía sau gây ra một tiếng động khiến Albert và các con vật hoảng sợ.
Chính vì vậy, sau khi trải qua thí nghiệm, cậu bé Albert luôn cảm thấy hoảng sợ khi nhìn thấy chó, chuột hay mặt nạ Santa Claus.
Cậu bé Albert mang những nỗi sợ trên trong suốt phần đời còn lại. Theo đó, dư luận lên án thí nghiệm của Watson khiến trẻ em chịu tổn thương tâm lý từ khi còn nhỏ và ảnh hưởng mà nó gây ra kéo dài đến suốt đời.
Theo Tâm Anh/Kiến thức
Theo Tâm Anh/Kiến thức