Khám phá

Sa mạc bỗng rực rỡ cánh đồng hoa cẩm quỳ sau hàng thế kỉ không mưa

Sa mạc Atacama được mệnh danh là sao Hỏa của Trái Đất vì trong hàng thế kỉ qua không có mưa. Gần đây nó thu hút rất nhiều du khách đến với Chile khi phủ kín sắc tím rực rỡ của những bông cẩm quỳ.

5 công trình độc đáo nhất Bắc Kinh khiến giới kiến trúc nể phục / ‘Nơi thiên thần hạ cánh’: Cung đường chết người hút khách bởi cảnh đẹp nghẹt thở

Sa mạc Atacama nằm ở phía Bắc của đất nước Chile, khu vực được cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) xếp là một trong những nơi khô cằn bậc nhất trên Trái Đất. Thông thường hàng năm lượng mưa tại đây cực thấp, chỉ vào khoảng 15,25 mm, thậm chí các khu vực khác lương mưa chỉ rơi vào khoảng 1 mm/năm.

Ở Atacama có vô vàn những tinh thể muối và những ngọn suối đá vôi với niên đại hàng thiên niên kỉ. Độ cao của những dãy núi Atacama được tạo nên từ hàng triệu năm trước trên sa mạc này.

Hoang mạc Atacama còn có 8 hồ nước nóng với màu nước đặc biệt xanh và mùi vị có lợi cho sự thư giãn - được khu resort Explora Atacama quản lý, quanh năm mở cửa đón du khách đến tham quan.

Sa mạc bỗng rực rỡ cánh đồng hoa cẩm quỳ, sau hàng thế kỉ không mưa - Ảnh 1

Sa mạc Atacama được mệnh danh là sao Hỏa của Trái Đất.

Không những thế, trên sa mạc này cây xương rồng cũng không thể mọc lên được. Vì không khí quá khô, ôxi hóa không xảy ra ở những vật liệu bằng kim loại, và - không cần một phương pháp ướp xác nào - các miếng thịt cũng có thể được giữ nguyên mãi mãi. Dù hoang mạc Atacama có những ngọn núi có chiều cao lên đến 6.885 m, nhưng những ngọn núi này không có băng tuyết.

Bỗng từ một nơi khô cằn, cằn cỗi không sức sống, sa mạc Atacama bỗng nhiên được phủ một tấm thảm bằng hoa tuyệt đẹp, khiến cả một vùng sa mạc rộng lớn biến thành bức tranh nửa mộng nửa thật. Du khách khó lòng tin nổi bởi chỉ mới tháng trước đó cả Atacama chỉ trơ trọi bởi đất đá cằn cỗi.

Sa mạc bỗng rực rỡ cánh đồng hoa cẩm quỳ, sau hàng thế kỉ không mưa - Ảnh 2

Theo hãng tin Reuters (Anh), hiện tượng hoa nở rộ hiếm thấy trên sa mạc Atacama đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến Nam bán cầu vào mỗi mùa xuân, tùy thuộc vào lượng mưa nhận được trong mùa đông. Hoa cẩm quỳ màu tím và hoa ananuca màu vàng nằm trong số 200 loài hoa có thể nở trong môi trường khắc nghiệt với lượng mưa trung bình chỉ 0,01 cm mỗi năm. Hoa Cẩm quỳ (Lavetera) là loài hoa đẹp, thích hợp trồng quanh năm ở cả khí hậu nhiệt đới và ôn đới.

 

Sa mạc bỗng rực rỡ cánh đồng hoa cẩm quỳ, sau hàng thế kỉ không mưa - Ảnh 3

Sau một cơn mưa bất thường đầy dữ dội trút xuống vùng đất phía Bắc của Chile, cũng là một phần của sa mạc Atacama khô cằn. Ngay sau đó những mầm cây xanh bừng lên sức sống, vươn khỏi mặt đất và nở hoa rực rỡ, phủ vẻ đẹp diều kì.

Sa mạc bỗng rực rỡ cánh đồng hoa cẩm quỳ, sau hàng thế kỉ không mưa - Ảnh 4

Thật khó để tưởng tượng những bông hoa tuyệt đẹp này lại có thể vươn mình rực rõ từ nơi khô cằn như vậy. Các quan chức địa phương cho biết, việc nở hoa trên sa mạc Atacama sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến hết tháng 11.

 

Sa mạc bỗng rực rỡ cánh đồng hoa cẩm quỳ, sau hàng thế kỉ không mưa - Ảnh 5

Những thảm hoa phủ từ màu tím biếc, đến màu vàng tươi và cảm thảm màu xanh biếc, đỏ rực rỡ, tạo nên khung cảnh như tranh vẽ. Trên nền trời xanh, với ánh nắng chói chang càng làm bừng sức sống của cả một hoang mạc vốn cằn cỗi.

Sa mạc bỗng rực rỡ cánh đồng hoa cẩm quỳ, sau hàng thế kỉ không mưa - Ảnh 6

Những bông hoa tím rực rỡ đua nhau nở sau khi được tắm mát bằng cơn mưa lớn. Theo các nhà khoa học, hiện tượng hoa xuất hiện bất thường tại Atacama được gọi là "sa mạc nở hoa - desierto florido". Hiện tượng này xảy ra khi lượng mưa lớn chảy thấm xuống đất, "đánh thức" những hạt giống đang trong trạng thái ngủ và khiến chúng nảy mầm, phát triển tươi tốt rồi nở hoa.

 

Sa mạc bỗng rực rỡ cánh đồng hoa cẩm quỳ, sau hàng thế kỉ không mưa - Ảnh 7

Giới chuyên gia khẳng định điều quan trọng là phải nghiên cứu những loài hoa này để hiểu cách chúng tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt. Họ cho rằng sự nóng lên toàn cầu có thể biến nhiều vùng đất màu mỡ trên hành tinh thành sa mạc như Atacama.

Sa mạc bỗng rực rỡ cánh đồng hoa cẩm quỳ, sau hàng thế kỉ không mưa - Ảnh 8

Nhà sinh vật học Cesar Pizarro cho biết khu vực này có xu hướng nhận lượng mưa ngày càng ít hơn theo thời gian, ngoại trừ các năm 2007 và 2011. “Mặc dù mưa chỉ giới hạn trong một khu vực nhỏ, nhưng vẫn rất ấn tượng khi chứng kiến mưa rơi xuống sa mạc khô cằn nhất hành tinh”, ông nói.

 

Sa mạc bỗng rực rỡ cánh đồng hoa cẩm quỳ, sau hàng thế kỉ không mưa - Ảnh 9

Ngoài Chile, trên thế giới cũng có 2 quốc gia khác được ghi nhận diễn ra hiện tượng hoa nở trên sa mạc là Mỹ và Australia.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm