Sai lầm khiến cá mập bị 'nướng khô đến chết'
Hai sinh vật tuyệt chủng xuất hiện nguyên vẹn sau 400 triệu năm / 10 lời dự báo về năm 2022 của 2 nhà tiên tri nổi tiếng thế giới: Một năm nhiều biến cố, thảm họa
Leonardo Guid - nhà khoa học chuyên nghiên cứu cá mập tại Hiệp hội Bảo tồn Biển Australia (AMCS) cho biết, phát hiện trên là ví dụ cho thấy "sự khắc nghiệt" của thiên nhiên và anh chưa từng thấy điều gì tương tự.
Con cá mập được tìm thấy hồi tháng 9 trên bãi bùn của một hồ bãi bồi gần sông Daly.
Con vật chết vài tuần trước khi nó được phát hiện. Vào thời điểm đó, nhiệt độ trong khu vực vào khoảng 35 độ C.
Con cá mập bỏ mạng trong hồ bãi bồi. (Ảnh: AMCS)
Hồi bãi bồi là vùng nước cô lập sót lại sau khi một con sông thay đổi dòng chảy. Tại Australia, các hồ bãi bồi hình thành theo mùa. Nó thường chứa đầy nước nhưng trở nên khô cạn khi nhiệt độ tăng.
Trong những năm đầu đời, lũ cá mập thường sống ở các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt. Chúng di chuyển ra biển khi trưởng thành nhưng trở về các con sông để sinh sản. Chúng có thể tồn tại thời gian dài trong môi trường nước ngọt.
"Khi nước lũ từ mùa mưa rút đi, một vài con cá mập như con cá 'xấu số' không thể trở lại nhánh sông chính và bị mắc kẹt trong các bãi bồi, chờ đợi mùa mưa tiếp theo mang tới các trận lũ. Không may, con cá mập này chọn nhầm hồ bãi bồi", Guida cho hay.
Cá mập bò được Sách đỏ IUCN liệt vào loài dễ bị tổn thương và dân số của chúng đang giảm dần. Chính phủ Australia cho phép giết cá mập bò như một phần trong chương trình chương trình bảo vệ người tắm biển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?