Sạt lở bí ẩn ở Nga nghi có liên quan đến thiên thạch hoặc UFO
Loạt ảnh kinh ngạc về UFO do tàu ngầm Mỹ chụp được / Vật thể to ngang hòn đảo nghi UFO trồi lên từ Thái Bình Dương?
Vị trí xảy ra sạt lở thuộc một vị trí hẻo lánh ở vùng Khabarovsk, tạo thành một gò đất lớn dưới lòng sông Bureya.
Những bức ảnh đầu tiên cho thấy con sông Bureya dài gần 630km đã bị phá hủy một phần bởi một vụ sạt lở đá cực lớn.

Vụ sạt lở ở Nga được cho có liên quan đến thiên thạch ngoài Trái Đất hoặc UFO.
Ngọn đồi lớn bị cắt ngọn cùng với những tảng đá đổ xuống và tạo thành một gò đất cao mới dưới lòng sông.
Alexey Maslov, người đứng đầu quận Verkhnebureinsky, cho biết: "Chúng tôi đang cố gắng tìm lời giải thích cho sự cố này. Tôi khẳng định rằng đó là một thiên thạch".
Ông Alexey Maslov khẳng định như vậy bởi có sự hỗ trợ của tiến sĩ Evgeny Zubko, một chuyên gia vũ trụ từ Trường Khoa học Tự nhiên tại Đại học Liên bang Viễn Đông.
Trước đó, ông Maslov từng tuyên bố đó có thể là một vụ nổ, một quả bom hoặc một chiếc máy bay rơi. Tuy nhiên, không có báo cáo về các tên lửa quân sự đã đi lạc ở đây, hay vụ tai nạn máy bay hoặc các vụ thử bom của Nga.
Ông Mitchsei Makhinov, chủ tịch Hiệp hội Địa lý Nga lại cho biết, nguyên nhân gây ra vụ lở đất cũng có thể là một trận động đất. Một thiên thạch cũng có thể là lý do nhưng điều đó khó xảy ra.
"Không có thiên thạch lớn nào có khả năng phá hủy sự tàn phá như vậy khi xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất", Vladimir Shustov, người đứng đầu Viện Thiên văn học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định.
Hiện tại, nguyên nhân thực sự của vụ việc vẫn chưa được xác định chính xác nhưng lòng sông Bureya đã bị chặn bởi một số lượng lớn đá lở.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'