Sau cái chết của Quan Vũ, Gia Cát Lượng chỉ nói đúng 11 chữ, con nuôi Lưu Bị là Lưu Phong bị xử tử: Khổng Minh đã nói gì?
Top 8 "cao thủ ngầm" trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, 1 trong số đó đã hóa "ma ám" khi bị giết oan / Có trong tay cả Gia Cát Lượng và Bàng Thống, tại sao Lưu Bị vẫn không thể thống nhất Tam Quốc?
Nói đến đệ nhất võ tướng trong thời kỳ Tam Quốc được mọi người công nhận, có thể lựa chọn trong ba người là Lã Bố, Triệu Vân và Quan Vũ. Hiển nhiên lựa chọn tốt nhất trong lòng mọi người vẫn là Triệu Vân, bởi vì ông tuyệt đối trung thành, khiêm tốn đúng mực, một lòng trung thành với Lưu Bị, Lưu Bị sắp xếp như nào Triệu Vân sẽ làm theo như vậy, không có bất cứ lời oán thán nào.
Đây cũng là lựa chọn tốt nhất cho vị trí đệ nhất võ tướng trong lòng mọi người. Còn Lã Bố tuy rằng dũng mãnh, nhưng nhân cách lại chẳng ra gì, vong ơn bội nghĩa.
Quan Vũ cũng là một một lựa chọn gây tranh cãi nhất, ông phát huy ưu điểm trung nghĩa cứng cỏi tới trình độ cao nhất, nhưng cũng chỉ tôn thờ sức mạnh tối cao, coi thường và không chấp nhận những người kém cỏi.
Sau khi nước Thục được thành lập, Quan Vũ được bố trí cho trấn thủ Kinh Châu, nhưng sự kiêu căng của Quan Vũ lại hại chết ông.
Thật ra có thể nhận ra ngay từ hành động của Quan Vũ khi lựa chọn Ngũ hổ tướng. Khi ấy có hai người là Mã Siêu và Hoàng Trung, Quan Vũ không quen Mã Siêu, cho nên đã hỏi dò Gia Cát Lượng.
Thực lực của Mã Siêu rất mạnh, câu trả lời của Gia Cát Lượng là: Tuy rằng võ dũng, chênh lệch với Trương Phi không là bao, nhưng mà so với ngươi thì còn kém đôi chút.
Sau khi có được đáp án này, trong lòng Quan Vũ cảm thấy dễ chịu hơn, cũng không nói thêm gì nữa. Nhưng Hoàng Trung thì Quan Vũ lại có biết tới, cho nên đã cố hết sức để phản đối, tỏ thái độ không bằng lòng đứng ngang hàng với Hoàng Trung.
Khi trấn thủ Kinh Châu, Tôn Quyền muốn để con trai mình lấy con gái của Quan Vũ, nên đã cử sứ giả đến đề nghị kết thông gia, nhưng lại nhận phải lời lẽ sỉ vả từ Quan Vũ. Quan Vũ đã đuổi những sứ giả này ra ngoài. Hành động ấy đã khiến Tôn Quyền nổi trận lôi đình, cũng khiến cho liên minh Ngô - Thục rạn nứt.
Quan Vũ đối xử với thuộc hạ cũng theo kiểu không chấp nhận được một sai lầm nào, làm sai thường sẽ không nể nang tình cảm, bởi thế thuộc hạ của Quan Vũ là My Phương và Bác Sĩ Nhân lo sợ bị ông trừng phạt, đã đi thẳng đến quy thuận nước Ngô.
Điều này cũng góp phần đẩy Quan Vũ vào chỗ chết. Sau khi Quan Vũ bị giết, Lưu Bị vô cùng đau đớn, nên đã tập trung 70 vạn đại quân để tấn công nước Ngô. Nhưng trước khi làm việc đó, Lưu Bị không muốn tha cho bất cứ ai đã gián tiếp hại chết Quan Vũ.
Cụ thể là, sau khi khi nghe tin em mình đã chết, Lưu Bị đã vô cùng căm hận con nuôi mình là Lưu Phong và Mạnh Đạt.
Khi ấy Lưu Phong cùng với Mạnh Đạt coi giữ quận Thượng Dung. Mạnh Đạt vì lo sợ sẽ bị Lưu Bị trừng trị nên sinh ra oán giận với Lưu Phong, vì thế ông ta đã quy hàng Tào Tháo cùng với Thân Đam, thái thú cũ của Thượng Dung.
Lưu Phong thì không chấp nhận đầu hàng và quay trở về Thành Đô. Theo lý mà nói thì Lưu Phong biểu hiện không tồi, hơn nữa đánh trận cũng rất giỏi, hơn nữa là con nuôi của mình nên Lưu Bị đã khá do dự trước quyết định xử tử Lưu Phong.
Lúc này, Gia Cát Lượng đã nói với Lưu Bị chỉ 11 chữ, Lưu Bị nghe xong đã trực tiếp ban chết cho Lưu Phong.
Theo đó, Gia Cát Lượng nói với Lưu Bị rằng: "Phong cương mãnh, dị thế chi hậu chung nan chế ngự." Có nghĩa là nói Lưu Phong có thực lực cũng rất mạnh, là con nuôi của Lưu Bị, mà Lưu Thiện con ruột ông lại có chút mềm yếu, sau này khi Lưu Bị chết đi, e rằng có thể sẽ xảy ra biến cố.
Sau khi nghe xong những lời này, Lưu Bị không cân nhắc nữa, ông đưa ra lựa chọn giữa con ruột và con nuôi, ban chết cho Lưu Phong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo