Sau khi Quách Gia chết, Khổng Minh mới xuất sơn, sự thực ai mới là người tài giỏi hơn?
Bí mật "vùng đất vàng" khiến anh hùng Tam Quốc tranh giành, Gia Cát Lượng rất coi trọng / Sửng sốt nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng chết trong đau đớn
Quách Gia và Khổng Minh ai mới thực sự là người cao minh hơn? |
Công Nguyên năm 207, trong lịch sử đã xảy ra hai sự việc rất lớn. Một là Quách Gia qua đời, không thể tiếp tục phò tá Tào Tháo chinh chiến. Hai là Lưu Bị thuyết phục thành công Khổng Minh xuất sơn giúp ông làm đại nghiệp.
Do hai sự việc diễn ra qua trùng hợp, nên nhiều người đã truyền miệng rằng "Quách Gia bất tử, Ngọa Long bất xuất". Ý muốn nói Khổng Minh phải chắc chắn Quách Gia đã không còn trên đời thì mới dám xuống núi phò tá Lưu Bị, như vậy thì lúc làm đại nghiệp mới không bị gặp khó khăn trục trặc. Vậy Quách Gia thực sự khiến Gia Cát Lượng lo sợ sao?
"Thập thắng thập bại luận" là một trong những thành tựu trứ danh nhất của Quách Gia, đã giúp Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu, thống nhất phía bắc. Quách Gia đã luận xétchỉ ra Tào Tháo có mười điểm mạnh hơn Viên Thiệudựa trên các khía cạch "đạo, nghĩa, nhân, trí, văn, võ".
Quách Gia đưa ra "thập thắng thập bại luận" giúp Tào Tháo đánh thắng Viên Thiệu |
Quách Gia đáp lại: "Ngài mạnh hơn Viên Thiệu nhiều". Đó được xem là lời nhận xét cũng là lời động viên đầy cảm tính. Đổi lại là người khác khi nghe những nhận xét như vậy đều sẽ cảm thấy tâm trạng hứng phấn, tràn đầy lòng tin. Tuy nhiên sau đó thì sự việc ra sao? Đến thời điểm xảy ra quyết chiến phân thắng bại với Viên Thiệu, vẫn là Tuân Úc xuất mưu lập kế cho Tào Tháo.
Đối với bản luận của Quách Gia, nếu nói theo ý tốt thì đó là lời động viên cần thiết cho Tào Tháo. Còn nếu nói theo ý tiêu cực, thì đó lại chỉ là lời nịnh bợ của một công thần. Vì vậy không thể phủ nhận rằng nhờ Quách Gia mà Tháo mới có quyết tâm đánh Thiệu, nhưng sẽ là đánh giá hơi cao khi nói nhờ Quách Gia mà Tháo mới có thể thắng Thiệu.
Long Trung đối sách của Khổng Minh giúp Lưu Bị giành được một phần ba thiên hạ |
Cùng một cục diện nhưng "Long Trung đối sách" của Khổng Minh lại không giống như vậy. Mặc dù khí thế so với bản luận của Quách Gia có thể không bằng, nhưng lại thực dụng hơn nhiều. Năm Công Nguyên 207, lúc này Lưu Bị đã sang tuổi 48, nhưng vẫn không có nổi một tấc đất cho riêng mình, chỉ có thể nương nhờ ở Tân Dã, nhìn chí lớn khó thành. Đến khi Gia Cát Lượng xuất sơn phò tá, giúp Lưu Bị dựa theo "Long Trung đối sách" từng bước từng bước hành sự.
Đầu tiên là lôi kéo Lưu Kỳ, giúp thực lực của Lưu Bị thêm lớn mạnh, sau đó đại thắng Tào Tháo, thay thế Lưu Chương, tạo thế chân vạc và trở thành Hán Trung Vương. Long Trung tiến hành được 6 năm, Lưu Bị đoạt được một phần ba thiên hạ, sau 13 năm giúp ông trở thành Chiêu Liệt Đế. Rõ ràng so với bản luận của Quách Gia thì hiệu quả và thực dụng hơn rất nhiều.
Nếu đánh giá trên các phương diện khác, thì Gia Cát Lượng thực sự vẫn cao minh hơn Quách Gia một chút. Cho dù là sách lược quân sự hay pháp luật, chính sách, tài chính thì Gia Cát Lượng vẫn có thể dễ dàng chỉnh lý, mà những điều này lại không phải sở trường của Quách Gia.
Luận về khía cạch phẩm chất đạo đức, cuộc sống cá nhân của Quách Gia cũng rất hoang phí, đức hạnh không bằng Gia Cát Lượng, người luôn lấy đức làm trọng, sinh hoạt tiết kiệm, thưởng phạt phân minh.
Suy cho cùng Quách Gia cũng có rất nhiều đóng góp cho Tào Tháo, nếu không Tào Tháo đã không hét lên rằng:"Nếu còn Gia ta đã không bại trận". Còn Lưu Bị nếu không có Gia Cát Lượng thì cũng chỉ có thể nhìn chí lớn trôi xa. Thế nên việc so sánh hai người không bao giờ chạm mặt nhau đều là những suy nghĩ giả tưởng vô tận. Nếu đã nói "Quách Gia bất tử, Khổng Minh bất xuất" thì cũng hoàn toàn có thể nói "Khổng Minh xuất sơn, dọa chết Quách Gia".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý