Sau khi Thục Hán diệt vong, con cháu Quan Vũ bị xử tử, vì sao hậu duệ Trương Phi vẫn bình an?
Mưu sĩ tài giỏi nhất Tam Quốc: Vượt xa Gia Cát Lượng, 4 lần thay đổi lịch sử và cái chết đầy bí ẩn / Hậu duệ kiệt xuất của Quan Vũ: Từng khiến Tổng thống Mỹ phải nể, được cả Trung Quốc ngưỡng mộ
Trong Tam Quốc, ngoài Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền và các vị mưu sĩ hàng đầu, có nhiều võ tướng nổi danh trong thời kỳ lịch sử nhiều biến động này. Trong số đó, Quan Vũ và Trương Phi được đánh giá là hai trong số những võ tướng mạnh nhất lúc bấy giờ. Cả hai đều phục vụ dưới trướng của Lưu Bị và góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán.
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Quan Vũ, Trương Phi và Lưu Bị đã kết nghĩa huynh đệ ở vườn đào. Ba vị huynh đệ này luôn kề vai sát cánh trong nhiều cuộc chiến lớn, nhỏ. Quan Vũ và Trương Phi được coi là hai cánh tay đắc lực của Lưu Bị ngay từ những ngày đầu vị quân chủ này lập nghiệp.
Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi đã kết nghĩa huynh đệ ở vườn đào.
Điểm chung của Quan Vũ, Trương Phi là hai người đều có võ nghệ cao, dũng mãnh và vô cùng thiện chiến. Hai võ tướng có nhiều chiến tích vang danh Tam Quốc, đồng thời khiến nhiều người phải kiêng dè, nể sợ khi giao đấu.
Quan Vũ mất năm 220 và Trương Phi mất năm 221. Sự ra đi của cả hai để lại nhiều nuối tiếc cho Lưu Bị và Thục Hán. Tuy nhiên, sau khi Thục Hán sụp đổ vào năm 263, kết cục con cháu của Quan Vũ và Trương Phi lại khác xa nhau. Theo đó, con cháu Quan Vũ bị xử tử, trong khi hậu duệ của Trương Phi vẫn bình an và có kết cục có hậu.
Con cháu của Quan Vũ và Trương Phi có kết cục khác nhau.
Quan Vũ, Trương Phi đều là những danh tướng hàng đầu Tam Quốc, tài năng và nhiều chiến tích. Vậy, câu hỏi đặt ra rằng vì sao hậu duệ của họ lại có kết cục khác nhau?
Hóa ra điều này có liên quan đến tính cách và hành động của Quan Vũ.
Vì sao hậu duệ của Quan Vũ lại có kết cục bi thảm?
Quan Vũ giỏi võ nghệ, thiện chiến, nhưng lại có nhược điểm là quá kiêu ngạo, bất hòa với nhiều người.
Sở dĩ con cháu của Quan Vũ bị xử tử là do hai nguyên nhân. Thứ nhất, bi kịch này có liên quan đến trận chiến của Quan Vũ. Năm 219, Quan Vũ phát động cuộc chiến Tương – Phàn, dẫn đại quân bắc phạt đánh Tào Tháo. Trong trận chiến này, Quan Vũ nhiều lần giành thắng lợi khiến quân Tào khiếp sợ. Quan Vũ lợi dụng lũ lụt để bắt Vu Cấm, Bàng Đức, thậm chí khiến Tào Tháo lo lắng, toan tính dời đô.
Tuy nhiên, sau đó, Đông Ngô đánh úp Kinh Châu và tập kích Quan Vũ khiến ông không kịp trở tay. Cuối cùng, sau khi bị Từ Hoảng đánh bại và bị mất Kinh châu, Quan Vũ cùng đường chạy tới Lâm Thư và bị quân của Đông Ngô bắt sống. Ông và con trai bị hành quyết tại đây.
Theo ghi chép trong lịch sử, Quan Vũ còn có một người con trai là Quan Hưng. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Quan Hưng là mãnh tướng đi trả thù cho cha.
Đến đời cháu, con trưởng của Quan Hưng là Quan Thống được làm tới chức Hổ bôn trung lang tướng nhưng mất sớm và không có con trai. Người con thứ của Quan Hưng là Quan Di được tập tước Hán Thọ đình hầu.
Tuy nhiên, sau khi Thục Hán diệt vong năm 263, con trai của Bàng Đức là Bàng Hội đã theo Chung Hội, Đặng Ngải vào Tây Xuyên, tìm giết sạch nhà họ Quan ở Thành Đô để trả thù cho cha. Trong cái họa sát thân này, chỉ có một số ít người trong họ có thể đã chạy thoát.
Quan Vũ nhất quyết ra lệnh giết Bàng Đức. Không ngờ quyết định này khiến con cháu của ông gặp họa sát thân vào 45 năm sau.
Hóa ra, trong trận Tương – Phàn năm xưa, sau khi bắt sống được Bàng Đức, Quan Vũ dụ hàng không được nên đã sai người giết võ tướng của Tào Ngụy. Nhưng điều Quan Vũ không thể ngờ là quyết định của ông lại khiến gia tộc chịu họa sát thân vào 45 năm sau.
Thứ hai, Quan Vũ được sử sách đánh giá là vị tướng có võ nghệ xuất chúng, dũng cảm phi thường, uy tín đứng đầu toàn quân, đồng thời có nhiều điểm tuyệt vời trong tính cách như trọng nhân nghĩa, giữ chữ tín và tuyệt đối trung thành. Tuy nhiên, nhược điểm chí mạng của Quan Vũ là quá kiêu ngạo, không quá hòa đồng với các tướng lĩnh và chính trị gia.
Lúc sinh thời, Quan Vũ từng đắc tội với nhiều người như Tôn Quyền, Bàng Đức… Trong đó, vì nhất thời tức giận do bị Bàng Đức chửi mắng nên Quan Vũ nhất quyết ra lệnh giết võ tướng này. Chính vì vậy, sau khi Tào Ngụy đánh bại Thục Hán, con trai của Bàng Đức đã nhân cơ hội này tìm giết cả nhà Quan Vũ để trả thù cho cha.
Kết cục của gia tộc Quan Vũ quả là bi thảm. Tuy nhiên, so với Quan Vũ, con cháu của Trương Phi đều bình an vô sự. Nguyên nhân hóa ra do Trương Phi và một người phụ nữ.
Vì sao con cháu Trương Phi được bình an sau khi Thục Hán diệt vong?Trương Phi tuy tính tình nóng nảy nhưng lại không gây thù với bất kỳ ai trong Tam Quốc.
Trương Phi lúc sinh thời có tính tình nóng nảy, nhưng lại không gây thù hay bất hòa với ai. Chính nhờ vậy, con cháu của ông không bị liên lụy. Mặt khác, Trương Phi còn có một thân phận đặc biệt, đó là con rể của gia tộc Hạ Hầu. Theo đó, vợ của Trương Phi là Hạ Hầu thị, cháu gái của Hạ Hầu Uyên, đại tướng của nhà Tào Ngụy. Trong trận Hán Trung, sau khi Hoàng Trung giết Hạ Hầu Uyên, vợ của Trương Phi đã xin an táng cho đại tướng này.
Ngoài ra, Trương Phi còn có hai con gái đều là hoàng hậu của Hậu chủ Lưu Thiện. Do đó, hậu duệ của Trương Phi vừa có mối quan hệ thân thiết với hoàng tộc của Thục Hán, vừa thân thiết với gia tộc Hạ Hầu ở Tào Ngụy, nên bất cứ ai muốn động tới họ đều phải suy tính trước sau.
Nhờ lấy được người phụ nữ của gia tộc Hạ Hầu, Trương Phi vô tình có được tấm lá chắn bảo hộ an toàn. Hậu duệ của ông nhờ vậy cũng được bình an. So với Quan Vũ, rõ ràng Trương Phi có may mắn và nhiều lợi thế hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?