Siêu cây khổng lồ tạo 'thành phố trong vườn' ở Singapore
Các siêu cây (Supertrees) vận hành bằng nguồn năng lượng mặt trời khổng lồ hiện diện ở Khu vườn phía nam (Bay South), thuộc một phần của dự án cải thiện cảnh quang rộng 250 mẫu Anh có tên gọi Những khu vườn bên Vịnh Marina (Gardens by the Bay). Đây là một sáng kiến của Ủy ban Công viên quốc gia Singapore, nơi có thể tìm thấy tất cả các loài thực vật và động vật từ nước ngoài.
Khu vườn cơ khí nhân tạo này bao gồm 18 siêu cây, đóng vai trò như những khu vườn thẳng đứng, tạo năng lượng mặt trời, hoạt động như những ống thông khí cho các nhà kính trồng cây gần kề và thu giữ nước mưa. Để tạo ra điện, 11 siêu cây được trang bị hệ thống tấm pin quang điện mặt trời giúp chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng cung cấp điện thắp sáng và hỗ trợ công nghệ xử lý nước trong các nhà kính trồng cây.
Mỗi siêu cây có sự dao động chiều cao từ 25 đến 50 mét, mang nét đặc trưng của những loài hoa nhiệt đới và có các loài dương xỉ khác nhau leo qua khung thép của siêu cây. Phần tán cây lớn đóng vai trò như máy điều tiết nhiệt độ, hấp thụ và phân tán nhiệt, cũng như cung cấp nơi trú ẩn cho các du khách bộ hành khỏi thời tiết nắng nóng của khí hậu Singapore.
Dự án này là một phần của kế hoạch tái phát triển nhằm tạo ra một khu trung tâm mới ở khu vực Vịnh Marina ở phía nam của Singapore. Các nhà tổ chức dự án hy vọng Gardens by the Bay trở thành một điểm đến du lịch sinh thái, nơi giới thiệu các thực hành bền vững và các loại thực vật từ khắp nơi trên thế giới.
Ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore từng nói rằng, dự án sẽ “cho thấy những gì chúng ta có thể làm để mang thế giới các loài thực vật đến với tất cả người dân Singapore” và khu vườn sẽ trở thành “niềm tự hào của Singapore”.
Các cây cầu được đặt tên “cầu vượt trên không” đã được xây dựng để kết nối một vài trong số các siêu cây cao hơn 50 mét (bằng chiều cao của Khải Hoàn Môn tại Paris), cho phép du khách đi dạo giữa các siêu cây và xem các khu vườn từ độ cao chóng mặt.
Thiên đường vườn cũng tự hào có 02 nhà kính trồng cây xanh gần kề - Rừng Đám Mây (Cloud Forest) và Mái vòm Hoa (Flower Dome) – những quần xã sinh vật giúp kiểm soát khí hậu, lấy cảm hứng từ hình dạng của một loài hoa phong lan và được kỳ vọng sẽ là điểm thu hút du lịch chính của khu công viên.
Các quần xã sinh vật này có kích thước tương đương với 04 sân bóng đá và sẽ trở thành ngôi nhà mới cho 220.000 loài thực vật từ hầu hết các châu lục. Đây là vài trong số những khu vực duy nhất có đánh phí vé vào cửa - khoảng 22 USD cho khách du lịch nước ngoài hoặc 16 USD cho người dân Singapore.
Một trong những đặc tính bền vững của Flower Dome đó là chất thải từ khu vườn sẽ được chuyển đến một tua-bin hơi nước khổng lồ để tạo ra điện tại chỗ, giúp duy trì nhiệt độ mát mẻ của cả quần xã sinh vật.
Tuy nhiên, các siêu cây và quần xã sinh vật chỉ chiếm 5% của dự án phát triển quang cảnh trị giá hàng triệu USD. Phần còn lại của khu vườn phía nam (Bay South) sẽ dành tôn vinh sự kết hợp các nét đẹp văn hóa truyền thống của đất nước. Trong Vườn di sản (Heritage Gardens), du khách có thể khám phá các khu vực theo chủ đề về thuộc địa, Trung Quốc, Mã Lai, Ấn Độ và và tìm hiểu mối liên hệ giữa thực vật và lịch sử Singapore.
Ốc đảo vườn nằm tương phản với môi trường đô thị cực kỳ dày đặc của đất nước, tạo thành một phần trong chiến lược tổng thể của chính phủ Singapore để chuyển đổi Singapore trở thành “ thành phố trong khu vườn”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Loài người chưa từng biết ẩn nấp ở châu Á suốt 100.000 năm