Khám phá

Sinh vật kỳ dị trôi nổi gần giàn khoan dầu

Một sinh vật biển kỳ lạ, trông như một tấm vải đang trôi nổi cuồn cuộn đã lọt vào ống kính camera của một giàn khoan dầu ở Vịnh Mexico.

Loạt sinh vật kỳ dị dạt bờ gây "choáng váng" nhất 2019 / Khoa học mất hơn 1 thế kỷ để giải mã loài sứa này: "Nằm im" vẫn có thể tấn công người

Sinh vật bí ẩn được phát hiện ở độ sâu 1.524 mét dưới mực nước biển ở Vịnh Mexico cách đây 2 năm. Tuy nhiên, mãi tới hiện nay, các chuyên gia sinh vật học biển mới nhận diện được nó.

Kết quả quan sát một mẫu lục giác trên lớp da cuồn cuộn của sinh vật lạ đã giúp các nhà nghiên cứu xác định, nó thực chất là một con sứa khổng lồ. Loài sứa hiếm gặp này có thể phát triển tới chiều rộng khoảng 0,6 mét. Các nhà khoa học đặt tên cho nó là deepstaria reticulum hay sứa có nhau thai.

Sứa khổng lồ

Đoạn video hiếm hoi về con sứa khổng lồ cho thấy, sau khi nó vô tình lọt vào tầm ngắm của camera gắn vào giàn khoan dầu, kỹ thuật viên điều khiển camera đã hướng ống kính xuống sâu dưới mặt nước để quan sát nó rõ hơn. Ban đầu, con sứa biến mất vào lớp nước đen ngòm, nhưng nhanh chóng trôi nổi trở lại trước camera.

Khi đoạn video được công bố lần đầu tiên trên Internet, trong cư dân mạng đã xuất hiện vô số lời đồn đoán về việc thứ họ nhìn thấy thực chất là gì. Tuy nhiên, một nhà sinh vật học biển đến từ Trung tâm nghiên cứu thủy sinh Vịnh Monterey rốt cuộc xác nhận, đây là một cá thể thuộc loài sứa có nhau thai.

Theo trang Deep Sea News, sứa có nhau thai hiếm gặp khi còn sống và ở tình trạng nguyên vẹn tới mức, các nhà khoa học từng phải sử dụng những bản ghi chép cũ của thợ lặn từ những năm 1960 và 1980 để nhận diện nó. Loài sinh vật này cũng thường được tìm thấy ở những vùng biển lạnh hơn tại Nam cực, nên khi xuất hiện tại Vịnh Mexico, nó từng bị nhầm lẫn là nhau thai của cá voi.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm