Khám phá

Sinh vật kỳ lạ là 'con lai' giữa kangaroo và vượn cáo

Chuột túi cây được mệnh danh là sinh vật kỳ lạ có ngoại hình lai giữa kangaroo và vượn cáo sinh sống ở Papua New Guinea.

Bí ẩn tộc người 8.000 năm ở 'tử địa', sinh tồn bằng… ống dung nham / 'Vua thủy quái' 365 triệu tuổi: Loài chưa từng thấy trên thế giới

Sinh vật kỳ lạ, 'con lai' giữa kangaroo và vượn cáo
Sinh vật kỳ lạ 'con lai' giữa kangaroo và vượn cáo

Chuột túi cây chỉ được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới của Australia, Tây Papua và Papua New Guinea. Sáu trong số mười loài được tìm thấy ở Papua New Guinea, trong một số môi trường sống rừng mưa nguyên bản cuối cùng trên thế giới.

Chuột túi cây Matschie là loài đặc hữu của bán đảo Huon trên bờ biển phía đông bắc của Papua New Guinea.

Sinh vật kỳ lạ, 'con lai' giữa kangaroo và vượn cáo

Những con chuột túi trên cây Matschie sống trong các khu rừng mây trên núi ở độ cao lên tới 3.353 mét. Chúng dành phần lớn thời gian ở trên cây, chủ yếu ăn lá cây, ngoài ra cũng ăn hoa, chồi cỏ, dương xỉ, rêu và vỏ cây.

Với chiều dài cơ thể và đầu từ 51 đến khoảng 81 cm, chuột túi cây Matschie nhỏ hơn nhiều so với chuột túi đỏ nổi tiếng của Australia.

Chuột túi cây cái sinh một con sau thời gian mang thai khoảng 44 ngày. Sau khi sinh, con nhỏ được gọi là joey, sẽ bò đến núm vú nằm bên trong túi của người mẹ, nó sẽ tự bám vào vú mẹ.

 

Sinh vật kỳ lạ, 'con lai' giữa kangaroo và vượn cáo

Joey sẽ ở trong túi khoảng mười tháng, người mẹ sẽ vệ sinh túi, chải lông cho trẻ sơ sinh thường xuyên trong giai đoạn này. Sau khi con non rời khỏi túi khi được khoảng 8 tháng, nó vẫn tiếp tục quay trở lại túi để bú tiếp. Giai đoạn 'vào và ra' này kéo dài trong khoảng một hoặc hai tháng. Trong giai đoạn cuối, chúng vẫn còn bú mẹ nhưng không leo hẳn vào trong túi.

Khi đến khoảng 13 tháng tuổi, chuột túi cây sẽ cai sữa mẹ. Nhưng vẫn ở với con mẹ cho đến khi được khoảng 18 tháng tuổi thì chúng phân tán, thiết lập phạm vi sống.

Đến nay, giới khoa học biết không nhiều về hành vi xã hội của chuột túi sống trên cây. Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng là loài động vật sống khá đơn độc. Con cái và con đực có phạm vi sống không trùng nhau nhiều. Những con chuột túi trên cây là loại đa thê, con đực tương tác với một số con cái. Mối liên kết xã hội mạnh mẽ duy nhất mà những con vật này hình thành là giữa mẹ và con.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm