Số phận bi thảm của chú ngựa Bạch Long trong Tây Du Ký
Hơn 30 năm làm nên lịch sử, ngoài các diễn viên chính là 4 thầy trò Đường Tăng và dàn mỹ nhân xinh đẹp, có một nhân vật trong Tây Du Ký cũng đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành công của bộ phim mà lại ít được người ta nhắc đến sau khi bộ phim được chiếu trên sóng truyền hình. Đó chính là vị công thần đặc biệt: Chú ngựa trắng Bạch Long.
Chuyện kể lại rằng, mới bắt đầu khởi quay Tây Du Ký, khi đó đoàn làm phim đi tìm bối cảnh ở khắp nơi, cứ đến đâu lại ráo riết đi tìm một chú ngựa trắng để vào vai Bạch Long Mã, đến mức đoàn làm phim phải thế chú ngựa nâu sơn trắng để phục vụ các cảnh quay. Bởi tìm được ngựa trắng phù hợp để quay phim vào thời đó thực sự rất khó.
Cuối cùng, nhờ mối nhân duyên với bên quân đội, đoàn làm phim cũng có duyên gặp được chú bạch mã đã bị đào thải, mà về sau chính là chú ngựa xuất hiện trong phim.
Chú ngựa này tính tình vô cùng ôn hòa và thuần tính. Diễn viên đặc biệt này cũng phải trải qua nhiều cam go như các diễn viên Tây Du Ký mà điển hình là 3 lần trọng thương.
Lần thứ nhất là ở Hàng Châu, trong một lần di chuyển địa điểm quay Bạch Long Mã đã bị ngã xuống suối.
Trong khi ngựa cố gắng vùng dậy, yên cương lại bị vướng vào nắp cống khiến nó vùng vẫy thế nào cũng không đứng lên nổi.
Đạo diễn Dương Khiết lại gần vỗ về hỏi Bạch Long Mã: "Con có đau không? Sao lại đi đứng không cẩn thận vậy? Đừng vội nhé, chúng ta sẽ vực con dậy ngay đây", chú ngựa lúc đó đã khóc khiến Dương Khiết cảm động.
Sau đó, may nhờ mọi người trong đoàn kịp mang vật dụng đến, cùng hò reo lấy sức, mỗi người một tay vực ngựa dậy.
Lần hai là trong cảnh quay ngay đầu mỗi tập phim, đoàn phim ở Cửu Trại Câu, tỉnh Vân Nam Thầy trò Đường Tăng cùng nhau dắt ngựa đi trên đỉnh một thác nước thể hiện hành trình thỉnh kinh gian nan, vất vả hẳn phần lớn khán giả vẫn còn nhớ.
Chú ngựa trắng đáng thương bị rơi xuống thác nước.
Đây là một cảnh quay rất nguy hiểm bởi thời 20 năm trước các dụng cụ vã kĩ xảo còn đơn giản và thô sơ.
4 diễn viên chính và Bạch Long Mã đã thực sự phải lội qua đỉnh thác nước. Bạch Long Mã lúc đó đã không may giẫm phải một hòn đá trơn và trượt chân nằm sõng soài trên những vách đá nước đang chảy xiết.
Mọi người thấy vậy đều cuống cuồng, "ba chân bốn cẳng" đến định vực ngựa thoát khỏi làn nước chảy xiết. Thế nhưng lần này không dễ dàng như khi ngựa bị ngã ở cạnh cống nước lần trước.
Những khe nước ở đây khá sâu, nước lại chảy mạnh và xiết, không cẩn thận sẽ cuốn phăng ngựa xuống phía dưới. Những rãnh nước có độ uốn nên mọi người có thể đứng trụ ở vách đá nhưng dù cố thế nào cũng không đỡ nổi ngựa dậy.
Đoàn làm phim những tưởng đã mất đi chú ngựa trung thành Bạch Long Mã nhưng may sao, với sự giúp đỡ của một người dân địa phương tộc Tạng vốn là một người thuần ngựa chuyên nghiệp nên đoàn làm phim đã cứu được chú ngựa thành công.
Sau khi bạch mã đã được kéo vực dậy, bốn thầy trò mới bắt tay thực hiện cho cảnh quay trên đầu con thác theo như yêu cầu của Dương Khiết.
Chỉ đến khi mọi người trong ê-kíp làm phim thấy mọi người trở xuống và kể lại sự tình thì đạo diễn mới hay biết chuyện, bà cảm thấy mình đã quá tàn nhẫn với chú ngựa.
Lần thứ ba là một cảnh quay trên núi. Con đường lên núi khó khăn trắc trở, Bạch Long Mã lại một lần nữa bị ngã xuống khe nước sâu, một chân bị lọt xuống lòng khe và một bên cận kề với vách đá.
Bạch Long Mã trong những cảnh quay nguy hiểm.
Khi này Từ Đình Lôi vẫn ở bên cạnh chú ngựa liền ra sức ôm chặt lấy chân của ngựa. Trong khi những người khác cũng nỗ lực hết mình, người thì tóm đuôi, người kéo dây cương. Ai nấy đều cố gắng kéo ngựa lên cho khỏi tuột xuống dưới, mỗi người kéo theo một góc.
Kiếp nạn cuối cùng này của Bạch Long Mã phải nhờ đến toàn bộ đoàn phim từ diễn viên chính đến nhân viên cùng lao xuống khe nước kéo chú lên mới có thể qua khỏi và lên bờ an toàn.
Hành động của tất cả thành viên đoàn lúc đó khiến đạo diễn Dương hết sức xúc động.
Năm đó tiền cát xê của diễn viên rất ít. Những "diễn viên" vô danh như Bạch Long Mã lại càng chịu nhiều khổ cực. Nhưng chú ngựa trung thành vẫn âm thầm chịu đựng và trở thành một thành viên không thể thiếu trong đoàn.
Bạch Long Mã trở thành một thành viên thân thuộc trong đại gia đình Tây Du Ký
Sau khi quay xong Tây Du Ký, Bạch Long Mã đã được để lại tại Vô Tích và rơi vào tay một tên chủ gánh xiếc bất lương.
Chú ngựa được mang danh hiệu "Bạch Long Mã Tây Du Ký" đã đi "biểu diễn" khắp nơi, để người xem bỏ tiền chụp ảnh và cưỡi ngựa, kiếm về cho hắn không ít tiền bạc nhưng bị đối xử vô cùng tàn tệ.
Khi không còn giá trị lợi dụng nữa, Bạch Long Mã bị gã chủ vứt bỏ, nhốt lại trong một lò nung cũ.
Đạo diễn Dương Khiết sau khi kết thúc quay phim đã quay trở lại tìm gặp bạn hiền.
Lúc này bạch mã bị bỏ mặc bẩn thỉu nhem nhuốc, không còn nhận ra là ngựa trắng nữa, cũng không còn đôi mắt và thần thái tinh anh của Bạch Long Mã trong phim ngày nào.
Đạo diễn Dương Khiết nhiều lần về thăm Bạch Long Mã thấy cảnh này không cầm được nước mắt nhưng lực bất tòng tâm.
Nữ đạo diễn Dương cho rằng, đó không nên là một kết thúc xứng đánh dành cho chú ngựa này, thế nhưng bản thân bà cũng không thể làm gì được hơn, bà đâu có quyền hay năng lực gì để đòi lại công bằng cho ngựa.
Bức ảnh cuối đạo diễn Dương Khiết chụp cũng Bạch Long Mã.
Dương Khiết liền giận giữ khi hỏi người trông ngựa ở đây: "Các anh có biết nó là con Bạch Long Mã của đoàn Tây Du Ký năm xưa hay không? Làm ơn có thể cải thiện tình trạng cho nó được không? Chẳng nhẽ không ai để ý thấy những con ngựa to khỏe khác lúc nào cũng xô đẩy, chen lấn và tranh giành miếng ăn với nó hay sao? Các anh có thể cho nó một chỗ ăn riêng có được không?".
Vì thái độ quyết liệt của Dương Khiết mà những người coi ngựa ở đây đáp ứng.
Qua một vài năm sau, Dương Khiết quay lại thăm chú ngựa nhưng bà chỉ nhận được tin chú ngựa đã qua đời và được chôn ở Vô Tích, một nơi không ai biết đấy là đâu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Loài cua là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới : Có thể dài tới 1m, giá 6-7 triệu /kg
Mỹ: Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây