Khám phá

Số phận hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn ở Liên Xô

Sultan Klych-Girey là hậu duệ trực tiếp của Thành Cát Tư Hãn - vị hoàng đế nổi tiếng của đế quốc Mông Cổ. Là công dân Nga, Klych-Girey đã tham gia các hoạt động chống phá cách mạng thời Nội chiến và thời Chiến tranh vệ quốc.

Kế hoạch "động trời" ám sát bất thành trùm phát xít Hitler của Đức Quốc xã / Hồng quân thất bại lớn trong trận Kharkov 2, phát xít Đức thẳng tiến tới Stalingrad

Sinh ra ở vùng Bắc Kavkaz, Sultan Klych-Girey có nguồn gốc huyết thống là Juchi - con trai cả của vị Đại hãn chuyên đi chinh phục các lãnh thổ rộng lớn, và thuộc về triều đại của Hãn Girey Crimea. Khi Nội chiến Nga nổ ra trên đống đổ nát của Đế chế Nga, Klych-Girey đã xác định rõ quan điểm đứng về phe nào.

so phan hau due cua thanh cat tu han o lien xo hinh anh 1
Chân dung Sultan Klych-Girey, kẻ hợp tác với phát xít Đức để chống phá chính quyền Xô viết. Ảnh: Public domain.

Chống phá chính quyền Xô viết

Vào đầu cuộc đụng độ đẫm máu giữa phe Bolshevik và lực lượng đối lập, Klych-Girey là một lính kỵ binh đầy kinh nghiệm từng phục vụ trong Thế chiến I trong hàng ngũ Sư đoàn kỵ binh Kavkaz bản địa, bao gồm nhiều người dân miền núi. Đại tá Klych-Girey thường xuyên được tặng danh hiệu “tấm gương phục vụ mẫu mực và khả năng huấn luyện xuất sắc đối với các binh sĩ”.

Gia nhập quân Bạch vệ, Klych-Girey chỉ huy cả một sư đoàn kỵ binh chiến đấu chống lại Hồng quân ở miền Nam nước Nga. Sau khi Hồng quân giành được chiến thắng tổng thể, Klych-Girey buộc phải rời xa tổ quốc.

Khi sống lưu vong, Klych-Girey tích cực tham gia nhiều “ủy ban quốc gia khác nhau” và các tổ chức của người miền núi, với mục tiêu đưa vùng Kavkaz ly khai khỏi “nhà nước xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân và nông dân”.

Khi quân đội phát xít Đức xâm lược Liên Xô vào năm 1941, Klych-Girey đã trên 60 tuổi và y nhận ra rằng cơ hội để hiện thực hóa giấc mơ của mình đã tới.

 

Đứng về phe của Hitler

Sau khi nhận lệnh từ Berlin, Klych-Girey cật lực tạo ra các tổ chức cộng tác cho quân đội Đức, với nhân lực là các tù binh hoặc người Kavkaz tình nguyện đào tẩu sang Đệ tam Đế chế (tức Đức Quốc xã). Ngoài ra, bản thân y chỉ huy các đơn vị Kavkaz tham gia chiến dịch chống du kích kháng chiến ở Nam Tư.

Sau khi quân Đức đột phá vào Bắc Kavkaz vào mùa Hè năm 1942, Klych-Girey cũng tới đó. Lãnh thổ của những người Circassia trở thành khu vực do y phụ trách. Y thực hiện các bài phát biểu tuyên truyền nhắm vào người dân địa phương, trong đó y hối thúc họ khởi nghĩa, tiến hành “chiến tranh giải phóng” chống lại lực lượng Bolshevik.

Ngay sau chiến thắng của Hồng quân tại Stalingrad, quân Đức bắt đầu rút lui khỏi Kavkaz. Lúc này, tuyên truyền của y không còn tác dụng nữa và y trở nên trung thực hơn trong các cuộc nói chuyện riêng với người bản địa.

Y than vãn: “Các bạn không việc gì phải chết vì họ [quân Đức - ND]. Các bạn có thể hô to “hu-ra”, nhưng hãy nhớ rằng quyền lực của họ sẽ không kéo dài. Quân Bolshevik mạnh hơn. Người Bolshevik sẽ đánh đuổi họ khỏi đây. Nếu các bạn theo họ như lũ ngốc, các bạn cũng sẽ bị tiêu diệt mà thôi”.

 

Vào đầu tháng 6/1945 ở nước Áo, người Anh trao cho Liên Xô hàng chục ngàn người Cozak từng chiến đấu cho phe Hitler và nay đầu hàng họ. Trong số tù binh này có nhân vật Sultan Klych-Girey, hậu duệ củaThành Cát Tư Hãn

Sau đó, Klych-Girey bị kết tội phản quốc, phản cách mạng và thực hiện các hoạt động khủng bố lật đổchống lại Liên Xô. Y bị treo cổ ở Moscow vào ngày 16/1/1947.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm