Số phận thê thảm của hậu duệ Chu Du thời Tam Quốc hé lộ "thuyết âm mưu" đáng sợ liên quan đến Tôn Quyền
Vu oan cho Triệu Vân, hại chết Quan Vũ, kẻ phản bội Thục Hán là ai? / Thân là mãnh tướng từng đoạt mạng bao nhiêu người, chỉ duy nhất sau khi giết người này, Quan Vũ hối hận mãi không thôi
Chu Du (175 – 270), tự Công Cẩn, là nhà quân sự nổi bật vào cuối thời Đông Hán và đồng thời cũng là một trong số những khai quốc công thần quan trọng của tập đoàn chính trị Đông Ngô thời Tam Quốc.
Người xưa có câu "Hổ phụ sinh hổ tử", ý nói hậu duệ của những người xuất chúng cũng sẽ được thừa hưởng tài năng của họ. Thế nhưng số phận của gia tộc Chu Du lại không giống như vậy.
Điểm đáng nói hơn còn nằm ở cỗ, những người nối nghiệp của nhân tài họ Chu này đều phải chịu kết cục hết sức thê thảm.
Thậm chí có không ít người còn hoài nghi rằng phía sau tấn bi kịch của gia tộc Chu Du dường như có ẩn chứa "thuyết âm mưu" nào đó. Liệu sự thực có phải như vậy hay không?
Tấn bi kịch khiến hậu thế nuối tiếc cho hậu nhân của Chu Du
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Nhìn lại hậu duệ của các văn thần võ tướng nổi tiếng vào thời Tam Quốc, có thể thấy rõ câu nói "hổ phụ sinh hổ tử" dường như không phải không có cơ sở.
Ví dụ như danh tướng Hoàng Quyền nổi tiếng trí dũng song toàn, con trai Hoàng Sùng của ông cũng là võ tướng tài ba từng theo Gia Cát Chiêm chống lại Tào Ngụy.
Tương tự như vậy, gia tộc của Gia Cát Lượng ba đời đều trung nghĩa vô song, một lòng hy sinh vì Thục Hán.
Hoặc như danh tướng Lục Tốn của Tôn Ngô từng khiến Lưu Bị đại bại trong trận Di Lăng, con trai Lục Kháng cũng ông cũng trở thành trọng thần và tướng quân nổi bật của tập đoàn chính trị này.
Thế nhưng trong số những nhân vật nổi lên vào cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc, cũng có một vài gia tộc thuộc vào ngoại lệ. Và trường hợp của hậu duệ Chu Du đáng tiếc thay lại được xếp vào số này.
Chu Du sinh thời là người đứng đầu trong "Tôn Ngô tứ anh kiệt". Ông sở hữu tài năng nức tiếng, từng cùng Tiểu bá vương Tôn Sách bình định Giang Đông, gây dựng cơ nghiệp Tôn Ngô.
Sau khi Tôn Sách qua đời, Chu Du tiếp tục phò tá Tôn Quyền và trở thành trọng thần cốt cán cả trên phương diện quân sự lẫn mưu lược.
Thậm chí sau này, bản thân Tôn Quyền dù đã ngồi trên ngai vàng cũng phải cảm khái rằng nếu không có Chu Du, bản thân ông có lẽ cũng khó có ngày lên ngôi xưng đế.
Chỉ tiếc rằng Chu Công Cẩn qua đời khi đương độ tráng niên ở tuổi 36. Kết cục của ông vốn đã khiến người đời tiếc nuối, thế nhưng bi kịch của hậu duệ ông lại càng khiến cho hậu thế không khỏi đau lòng.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Theo lẽ thường mà nói, Chu Du vốn là trọng thần Giang Đông, cho nên ngay cả khi ông mất sớm thì người kế nghiệp cũng sẽ được tập đoàn Đông Ngô hết sức chiếu cố.
Tuy nhiên sự thực là trong số 2 người con trai của Chu Du, một người qua đời khi còn trẻ, người còn lại thì bị tội phải chịu án lưu đày.
Sử cũ ghi lại, Chu Công Cẩn lúc sinh thời có 2 con trai. Con trưởng tên là Chu Tuần, con thứ tên là Chu Dận.
Chu Tuần được miêu tả là có phong thái giống Chu Du năm xưa, sau được ban hôn cho con gái Tôn Quyền là Tôn Lỗ Ban, phong làm Kỵ đô úy. Chỉ tiếc rằng nhân tài của gia tộc họ Chu này cũng qua đời khi đương độ tráng niên.
Con thứ của Chu Du là Chu Dận cũng thành hôn với dòng dõi hoàng tộc nhà Đông Ngô, được ban cho 1000 quân, trú đóng tai Công An, trước phong làm Đô úy, sau được phong là Đô Hương hầu.
Tuy nhiên sau này, Chu Dận lại bị tội và chịu án lưu đày tới quận Lư Lăng, cuối cùng chết vì lâm bệnh ngay khi Tôn Quyền đang chuẩn bị ân xá.
Nguyên nhân khiến những người kế nghiệp của Chu Du lâm vào cảnh thê thảm
Liên quan tới kết cục thê thảm của hậu nhân Chu Du, chuyên trang phân tích lịch sử Qulishi (Trung Quốc) cho rằng điều này vốn bắt nguồn từ một vài nguyên nhân dưới đây.
Thứ nhất, Chu Du mất sớm nên chưa kịp bồi dưỡng hậu nhân.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Ngoài Chu Tuần qua đời khi đương độ tráng niên, nếu chỉ nhắc tới người con thứ là Chu Dận, không khó để nhận thấy cơ nghiệp lẫy lừng của Chu gia hoàn toàn bị tiêu tùng trong tay nhân vật này.
Theo Qulishi, Chu Dận mặc dù được Tôn Quyền tặng cho tinh binh, ban cho tước vị, nhưng lại không dốc lòng vì nước, cậy quyền cậy thế, đắm chìm trong tửu sắc mà không biết tiết chế nên mới bị luận tội.
Điều này phần nào bắt nguồn từ vấn đề giáo dục. Bởi dẫu sao Chu Du qua đời vào năm 210, con trai lớn Chu Tuần khi ấy mới lên tám lên chín, tuổi tác của Chu Dận hẳn sẽ càng nhỏ hơn nữa.
Đó là chưa kể tới việc Chu Du lúc sinh thời cả đời bận rộn chiến sự, không có thời gian dạy dỗ, bồi dưỡng con cái. Vì vậy chuyện Chu Dận cậy quyền cậy thế làm càn cũng không hẳn là việc ngoài sức tưởng tượng.
Hơn nữa sau khi cha và anh mất sớm, Chu Dận trở thành huyết mạch duy nhất của gia tộc họ Chu.
Những người trong dòng tộc hay những nhân vật có giao tình với Chu Du năm xưa đều dung túng, nuông chiều cho người kế thừa này. Chu Dận cũng vì thế mà mới có cơ sở làm ra những chuyện hoang đường.
Thứ hai, nguyên nhân tự thân của Chu Tuần, Chu Dận.
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Theo Qulishi, việc con trưởng Chu Tuần mất sớm rất có thể là do di truyền thể chất của Chu Du hoặc bản thân từ sớm đã mắc bệnh. Đây là điều khiến người ta chỉ có thể tiếc nuối chứ không thể thay đổi.
Còn về người con thứ Chu Dận, ngoài vấn đề về giáo dục, những việc làm hoang đường của nhân vật này rất có thể cũng phần nào bắt nguồn từ tính cách của bản thân mà ra.
Điều này cũng lý giải vì sao đều chịu cảnh mồ côi cha, nhưng huynh trưởng Chu Tuần được cho là sở hữu phong thái giống Chu Du năm nào, còn em trai Chu Dận lại ham mê tửu sắc.
Trong khi đó vào giai đoạn cuối thời nhà Hán và thời Tam Quốc, có không ít những nhân vật cũng mất cha từ nhỏ nhưng vẫn có thể trở thành anh tài vang danh một cõi như Lưu Bị, Hoàng Cái, Khương Duy, Lỗ Túc…
Cho nên việc Chu Dận bị luận tội lưu đày cũng phần lớn bởi vì bản thân không chịu tu dưỡng, phấn đấu mà ra.
Thứ ba, "thuyết âm mưu" trong tranh đấu chính trị của Tôn Quyền.
Về bi kịch của gia tộc Chu Du, có không ít người cho rằng việc hậu nhân của ông đều chịu cảnh éo le chính là do âm mưu gạt bỏ của quân chủ Tôn Quyền.
Những người ủng hộ "thuyết âm mưu" này đều cho rằng Tôn Quyền rất tính toán trên phương diện quyền thế.
Hình ảnh nhân vật Tôn Quyền trên phim.
Minh chứng là sau khi xưng đế, vị quân chủ này sẵn sàng truy phong đế hiệu cho cha nhưng lại chỉ phong vương cho người anh ruột là Tôn Sách đã mất. Trong khi đó, Tôn Sách vốn có công lao không nhỏ đối với việc gây dựng cơ nghiệp và dọn đường cho Tôn Quyền.
Không chỉ dừng lại ở đó, Tôn Quyền cũng tỏ ra trọng dụng những nhân vật nâng đỡ mình hơn hẳn, còn đối với các thế tộc Giang Đông và các bộ hạ cũ từ thời Tôn Sách thì lại âm thầm tiến hành chèn ép.
Trong khi đó, Chu Du vừa xuất thân danh môn, vừa là trọng thần công lao cái thế, lại còn là người đi theo Tôn Sách từ thuở ban đầu. Cho nên việc Tôn Quyền kiêng kỵ hậu duệ của ông cũng là điều dễ hiểu.
"Thuyết âm mưu" nói trên cũng cho rằng, vì lo sợ huyết mạch của Chu gia sẽ ủng hộ hậu duệ Tôn Sách nên Tôn Quyền đã chủ động hạ độc con trưởng Chu Tuần – người được cho là tương đối giống với Chu Du năm xưa.
Sau đó, vị quân chủ này tiến hành nâng đỡ người con thứ "nhiều tật" là Chu Dận, cuối cùng lại kiếm cớ luận tội rồi gạt bỏ Chu Dận cũng như đại gia tộc họ Chu khỏi chính trường Đông Ngô.
Nhìn vào những phân tích trên đây, có thể thấy cả 3 giả thuyết trên đều có khả năng xảy ra. Chỉ tiếc rằng chính sử không ghi chép cặn kẽ về con cái của Chu Du, cho nên hết thảy cũng chỉ là suy đoán của hậu thế mà thôi…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ