Sóc dũng cảm chiến đấu với rắn hổ mang cực độc gây kinh ngạc
Loài ếch kì lạ có khuôn mặt ‘khó ở’, được mệnh danh là ‘quả bóng cáu kỉnh’ / Vì sao loài người xuất hiện đầu tiên ở châu Phi?
Đoạn clip về cuộc chạm trán đáng kinh ngạc giữa sóc và rắn hổ mang được Jannette Kotze ghi lại trong khi đang lái xe qua sa mạc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kgalagadi (Nam Phi). Kotze cho biết bà và chồng của mình đã rất kinh ngạc khi chứng kiến cuộc chiến giữa 2 con vật nên đã lập tức dừng xe để ghi lại cảnh tượng này.
Đoạn clip do Kotze ghi lại cho thấy khoảnh khắc một con sóc đuôi quạt đang tích cực đuổi theo và tấn công một con rắn hổ mang vàng.
Rắn hổ mang cảm thấy khó chịu khi bị sóc rượt đuổi và làm phiền nên đã phùng mang, ngóc cao đầu đầy đe dọa. Rắn cũng tung ra những cú cắn đầy chết chóc nhằm về phía đối thủ, nhưng sóc đã phản ứng cực nhanh và dễ dàng tránh được.
Cuộc chiến giữa 2 con vật diễn ra không quá lâu, trước khi rắn hổ mang trườn đi để tránh kéo dài cuộc chiến, còn sóc cũng không tiếp tục đuổi theo con rắn độc.
"Tôi không thể tin vào vận may của mình. Chỉ có tôi và chồng được chứng kiến cuộc chạm trán thú vị này", bà Jannette, sống tại thủ đô Pretoria (Nam Phi), chia sẻ. "Tôi chưa bao giờ được nhìn thấy một chú sóc dũng cảm, dám đứng lên để chống lại một con rắn độc như vậy. Tôi hoàn toàn kinh ngạc và thán phục sự dũng cảm của chú sóc này".
Đoạn clip đã "gây sốt" sau khi được đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội. Nhiều chuyên gia về động vật sau khi xem đoạn clip cũng bày tỏ sự kinh ngạc với những gì đã xảy ra. Nhiều người dự đoán rằng rất có thể rắn hổ mang đã tấn công vào hang của sóc đuôi quạt, khiến con vật này phải tìm cách đuổi rắn ra xa để bảo vệ cho những đứa con của mình.
Sóc đuôi quạt, hay còn có tên gọi sóc đất Nam Phi, là loài động vật gặm nhấm thuộc họ sóc, thường sống trong hang, thay vì sống trên cây. Loài sóc này sống ở các vùng khô hạn ở các quốc gia phía nam châu Phi như Nam Phi, Botswana, Namibia…
Cá thể sóc đuôi quạt đực trưởng thành lớn hơn con cái. Đây là loài động vật thích đào hang và sống trong những cụm hang lớn, với nhiều lối ra vào giúp chúng chạy thoát khi gặp nguy hiểm. Loài sóc này sử dụng mặt trời như một cách để định hướng và ghi nhớ vị trí của hang mỗi khi ra ngoài kiếm ăn.
Thức ăn của sóc đuôi quạt là củ, quả, các loài thảo mộc và côn trùng. Loài sóc này kiếm ăn hàng ngày và không tích trữ thức ăn trong hang.
Sóc đuôi quạt thường là mục tiêu săn đuổi và món ăn của các loài rắn, nhưng đôi khi cũng dám đứng lên để chống lại kẻ săn mồi (Ảnh: Wikipedia).
Sóc đuôi quạt là loài động vật có tính cộng đồng cao, sống chung thành từng nhóm từ 2 đến 10 cá thể trưởng thành để bảo vệ sóc con. Sóc đuôi quạt là mục tiêu săn đuổi của các loài động vật ăn thịt như chó rừng, chó hoang châu Phi, rắn… Đôi khi sóc đuôi quạt sẽ tập hợp thành từng nhóm để đánh trả hoặc tìm cách đuổi kẻ săn mồi ra xa khỏi hang.
Trong khi đó, rắn hổ mang vàng còn có tên gọi là rắn hổ mang Nam Phi, là loài rắn sở hữu nọc độc chết người, sống trải khắp khu vực miền nam châu Phi. Loài rắn này khi trưởng thành thường dài từ 1,2 đến 1,5m; đôi khi có thể dài đến hơn 1,8m. Cá thể rắn hổ mang vàng đực lớn hơn con cái.
Rắn hổ mang vàng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm các loài động vật gặm nhấm, thằn lằn, chim, đôi khi ăn cả xác thối và ăn các loài rắn khác, thậm chí ăn thịt cả đồng loại. Thiên địch của rắn hổ mang vàng bao gồm lửng mật, cầy mangut với khả năng kháng được nọc độc rắn và một số loài chim săn mồi chuyên ăn thịt rắn.
Rắn hổ mang vàng sở hữu nọc độc thần kinh gây chết người. Người bị rắn cắn và không được cấp cứu kịp thời có thể bị thiệt mạng trong vòng một giờ do suy hô hấp. Rắn hổ mang vàng có phạm vi phân bổ rộng lớn, bao gồm cả những khu vực đông dân cư, do vậy loài rắn này cũng thường xuyên chạm trán với con người.
Sóc dũng cảm chiến đấu với rắn hổ mang cực độc gây kinh ngạc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Ảnh cắt từ clip.