Sốc: Nhiệt độ quá nóng khiến thằn lằn phải "chuyển giới"
Virus SARS-COV-2 có thể đột biến thông qua động vật / Lũ chim nhỏ con cả gan nhổ lông động vật sống về lót tổ
Trái Đất ấm lên khiến thằn lằn rồng râu hay còn gọi là rồng Úc phải thay đổi giới tính và nhiễm sắc thể cái có thể biến mất hoàn toàn.Theo một nghiên cứu trên tạp chí Nature, lần đầu tiên có hiện tượng lạ như vậy xảy ra ở bất kỳ loài bò sát nào trong tự nhiên.
Đến bây giờ, giới tính của rồng Úc vẫn được xác định dựa trên các nhiễm sắc thể. Nhưng điều đó dường như đang có sự thay đổi. Nhiệt độ nóng lên dẫn đến sự thay đổi mức độ sinh học của loài này.
Trước khi có sự thay đổi, loài thằn lằn sẽ có nhiễm sắc thể W hoặc Z. Những cá thể mang nhiễm sắc thể W sẽ là giống cái, những cá thể mang nhiễm sắc thể Z là giống đực.
Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu tại đại học Canberra đã phát hiện thấy một con Rồng râu hoang dã mà có nhiễm sắc thể đực nhưng lại có bề ngoài của giống cái vì sức nóng ngày càng tăng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, trước kia, họ đã tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy nhiệt độ ấm lên có thể thay đổi giới tính động vật. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên về sự đảo ngược giới tính loài bò sát trong tự nhiên.
Họ đã bắt 131 cá thể thằn lằn và thấy 11 cá thể có các đặc điểm mới. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những con thằn lằn mang đặc tính cái nhưng nhiễm sắc thể đực thậm chí có thể thực hiện chức năng của một bà mẹ tốt hơn, và đẻ nhiều trứng hơn.
Một nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, nếu nhiệt độ toàn cầu vẫn tiếp tục nóng lên thì số lượng chuyển đổi giới tính sẽ tăng lên. Điều này có thể dẫn đến việc nhiễm sắc thể W biến mất hoàn toàn và khiến loài thằn lằn quyết định giới tính thông qua nhiệt độ giống như những loài bò sát khác. Sức nóng có thể có những tác động tương tự trên các loài động vật khác, nhưng chắc chắn không bao giờ xảy ra với con người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'