Khám phá

Sông Amazon đáng sợ đến mức nào mà ngay cả người dân địa phương cũng không dám bơi dưới sông?

Amazon là con sông lớn nhất Nam Mỹ, có lưu vực rộng nhất và lưu lượng nước nhiều nhất thế giới. Nó chảy qua lãnh thổ của 9 quốc gia: Peru, Bolivia, Colombia, Venezuela, Ecuador, Guyana, Suriname, Brazil và French Guiana.

Nữ nhân gia thế hiển hách 6 tuổi làm Hoàng hậu, 15 tuổi làm Thái hậu nhưng cuối đời lại cô đơn, khốn khó / Vì sao phi tần của Càn Long sinh công chúa được thưởng 2 quả dưa chuột lại khiến cả hậu cung ghen tị?

Sông Amazon là con sông có lưu lượng lớn nhất trên trái đất. Số liệu đo đạc cho thấy lưu lượng của sông Amazon cao tới 220.000 mét khối/giây, gần như tương đương với lưu lượng của 7 con sông Dương Tử và chiếm 20% lưu lượng tổng lượng dòng chảy của các con sông trên thế giới. Sông Amazon có lượng mưa rất dồi dào. Sông Amazon chảy qua 9 quốc gia, có chiều dài khoảng 6.992km, là con sông dài nhất thế giới nếu tính theo chiều dài sông chính. Con sông này cũng có lưu vực rộng nhất thế giới với diện tích khoảng 7 triệu km², chiếm khoảng 40% diện tích Nam Mỹ.

Sông Amazon, thủy quái

Sông Amazon là con sông có lưu lượng lớn nhất trên trái đất.

Đây là "thiên đường" cho động vật và thực vật nhưng lại là "vùng cấm" đối với con người. Sông Amazon không hề an toàn như tưởng tượng. Có rất nhiều sinh vật khủng khiếp ẩn náu trong sông Amazon gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Ngay cả người dân địa phương cũng không dám bơi lội qua con sống này.

Sông Amazon, thủy quái

Sông Amazon nổi tiếng có loài cá Piranha rất nguy hiểm.

Sông Amazon khét tiếng có loài cá Piranha đáng sợ và ghê rợn, chúng có nhiều răng nanh và có lực cắn điên cuồng, có thể săn mồi thành nhiều đàn. Có nhiều ý kiến cho rằng chúng có thể xơi tái một con bò nặng 450 kg trong 70 giây. Tất cả chỉ còn trơ bộ xương. Nếu con người bị chúng tấn công sẽ bị xé nát thành từng mảnh.

Sông Amazon, thủy quái

Lươn điện ở sông Amazon.

 

Ngoài cá piranha, còn có một loài cá cũng rất đáng sợ - lươn điện. Chúng là một trong số ít sinh vật trên trái đất có thể tự tạo ra điện. Điện áp do lươn điện phóng ra có thể ngay lập tức đạt tới 300-800 vôn làm choáng váng và tê liệt con mồi. Thông thường, lươn điện sẽ không chủ động tấn công con mồi lớn hơn mình mà sẽ phóng ra dòng điện để tự vệ khi cảm thấy bị đe dọa.

Loài cá Candiru một loại "cá tăm" ở sông Amazon có chiều dài không quá 5 cm. Chúng là một loại cá da trơn sống ký sinh. Chúng thường chui vào mang của những con cá lớn khi không chú ý và hút máu ở mang. Có một truyền thuyết đáng sợ được lưu truyền trong vùng về nỗi khiếp sợ của loài cá này đó là chúng có thể chui vào niệu đạo của những ai dám đi tiểu hay lội qua con sông Amazon. Một người đàn ông từng phải phẫu thuật để lấy loài sinh vật này ra khỏi ống niệu đạo khi chúng đang cố gắng chui vào tinh hoàn.

Sông Amazon, thủy quái

Cá mập bò ở sông Amazon có thể sống sót ở vùng nước ngọt, đe dọa con người.

Ngoài ra, cá mập bò thường xuất hiện ở sông Amazon. Loài cá mập này được mệnh danh là một trong ba loài cá mập nguy hiểm nhất thế giới. Chúng có kích thước to lớn, cực kỳ hung dữ và có thể sống sót ở vùng nước ngọt, đe dọa con người. Loài cá mập này thường sống ở khu vực cửa sông gần Peru, cách biển khoảng 4000 km. Chúng có chiều dài 3,3m và có thể nặng tới 312kg. Giống như những người anh em của mình ở đại dương, cá mập bò có những hàm răng sắc như dao cạo, với lực cắn lên đến 600kg, có thể giết chết bất kỳ con mồi nào với chỉ một phát cắn. Chúng thường xuyên tấn công con người và được đánh giá là một trong những loài cá mập nguy hiểm nhất trên thế giới.

 

Sông Amazon, thủy quái

Cá sấu đen Caiman ở sông Amazon là một trong những loài cá sấu lớn nhất trên thế giới.

Còn có một loài động vật rất nguy hiểm đó là cá sấu Caiman. Nó có thể xé đôi một con mồi lớn bằng một cú lăn xoáy tử thần. Cá sấu đen Caiman là một trong những loài cá sấu lớn nhất trên thế giới, với chiều dài có thể lên đến 6m, nặng hơn cả loài cá sấu sông Nile và là một trong những loài động vật ăn thịt nguy hiểm nhất trên sông Amazon. Vị "vua của sông Amazon" này có thể ăn bất kỳ con mồi nào với hàm răng chắc khỏe của chúng, từ cá, khỉ, hươu nai hay những con trăn Anaconda và cả con người. Năm 2010, nhà sinh học Deise Nishimura đã bị mất một chân khi chiến đấu với một con cá sấu đen Caima sau 8 tháng con vật này trốn dưới thuyền của bà.

Sông Amazon, thủy quái

Trăn Anaconda thường săn mồi ở sông Amazon.

 

Trăn Anaconda cũng góp mặt trong danh sách những sinh vật nguy hiểm nhất trên sông Amazon, và cả danh sách những loài bò sát khổng lồ. Chúng thích săn mồi khi đang lặn. Mặc dù chúng không có độc nhưng khả năng siết mạnh mẽ có thể khiến con mồi ngạt thở, vỡ nát nội tạng và cuối cùng nuốt chửng toàn bộ.

Mối nguy hiểm không chỉ giới hạn ở sông, báo hoa mai và báo đốm trên cạn cũng là những kẻ săn mồi nguy hiểm. Ngoài ra còn có đỉa hút máu, muỗi mang virus, ếch, nhện và các loài côn trùng có độc tính cao khác. Đây đều là những sinh vật đe dọa sự sống còn của con người. Người dân địa phương đã sống ở Amazon từ lâu và học cách chung sống với những sinh vật này. Họ biết cách tránh rủi ro và không làm phiền những loài động vật này để tránh bị chúng làm hại.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm