Sông nhân tạo lớn nhất thế giới được khởi công, tiêu tốn 5,25 tỷ USD với mức độ gây choáng ngợp
Bốn con sông nguy hiểm nhất thế giới: Không sinh vật nào sống được, có 1 cái tên ở Châu Á! / Sự thật về độ dài của sông Amazon: Liệu có vượt mặt sông Nile trở thành con sông dài nhất thế giới?
Sông nhân tạo dài nhất thế giới đang được Ai Cập cho đào xuyên qua sa mạc tại phía Tây nước này. Đây được xem như một công trình kỳ công và hùng vĩ, tiêu tốn hàng tỷ đô la của quốc gia này nhằm mục đích cải cách vùng đất khô cằn này thành đất nông nghiệp.
Dự án này được hứa hẹn không khác gì ‘kỳ quan thứ 8 của thế giới’ và là dự án lớn nhất chưa từng có của Ai Cập. Kinh phí dự tính của dự án là 5,25 tỷ USD và có thể đưa 485.000ha sa mạc thành đất nông nghiệp có thể canh tác được.
Chi tiết kênh đầu tiên dài 42km, trong đó bao gồm 26km đường ống và 16km kênh mở để vận chuyển 10 triệu m3 từ nhánh Rashid trong dự án Mostakbal Egypt. Con kênh thứ 2 sẽ kéo dài khoảng 170km từ trạm Hammam để chuyển 7 triệu m3 nước mỗi ngày đến phía Nam Dabaa, trong đó 22km là đường ống và 148km kênh mở với 13 trạm bơm nước.
Kênh thứ ba trong dự án gồm hai đường ống dài 12km, để tưới tiêu khoảng 25.000ha đất từ các nhà máy xử lý nước ở phía Nam và phía Tây tỉnh, đồng thời khử mặn nước ngầm thông qua 132 giếng ngầm và ba trạm bơm nước.
Dự án sông nhân tạo lớn nhất thế giới được nhiều nhà thầu có tiếng như Orascom Construction và Arab Contractors triển khai. Dự án này được đánh giá cao và được chính Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi tuyên bố là dự án đầy tham vọng và nỗ lực cao nhất trong lịch sử của quốc gia này. Dự án có thể mang lại những mặt tích cực không tưởng cho đất nước và cải thiện tình trạng đất ở nhiều vùng. Quốc gia này cũng đã lên kế hoạch xây dựng các thành phố xung quanh con sông và các sân bay, bến cảng, tạo ra những thị trường việc làm đầy tiềm năng cho người dân.
Ai Cập là quốc gia nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, vậy nên việc xây dựng con sông này có ý nghĩa vô cùng lớn cho nền nông nghiệp nước nhà. Việc canh tác sẽ có hiệu quả hơn và giảm thiểu việc nhập khẩu lúa mì từ nước ngoài vào, phát triển bền vững quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'