Sri Lanka: Hàng loạt voi bỗng lăn ra chết
4 xác voi đã được phát hiện vào thứ sáu và sau đó, 3 xác voi khác cũng được tìm thấy vào thứ bảy, tại khu bảo tồn rừng Habarana (Sri Lanka).
“Chúng tôi đã tìm thấy xác của 7 con voi kể từ hôm thứ sáu vừa rồi”, phát ngôn viên cảnh sát – ông Ruwan Gunasekera nói.
Chính quyền địa phương cho biết, tất cả những con voi đã chết được tìm thấy là cùng một đàn, một con voi cái đang mang thai cũng bị giết hại trong số đó. Hiện nay, các nhân viên bảo tồn động vật hoang dã và cảnh sát vẫn đang tiếp tục tìm kiếm trong khu vực để xem còn có thể phát hiện xác voi chết nữa không.
Các chuyên gia động vật hoang dã và bác sĩ thú y đang gấp rút tiến hành khám nghiệm những cái xác và lo ngại rằng tình trạng động vật bị người dân đầu độc đang gia tăng.
Theo cảnh sát, một loạt các sự cố liên quan đến voi hoang dã xông vào làng và phá hoại mùa màng trong khu vực gần đây, có thể là nguyên nhân khiến những con voi bị người dân đầu độc.
Hiện tại, Sri Lanka có số lượng voi vào khoảng 5.500. Các nhà hoạt động môi trường cho rằng, cái chết của 7 con voi nói trên đã giáng một đòn nặng nề vào số lượng voi còn lại của Sri lanka.
Ông Jayawardena, người quản lý được ủy thác bởi Quỹ bảo tồn đa dạng sinh học và loài voi, nói: Phải mất tới 22 tháng để một con voi cái có thể sinh ra một con voi con theo cách tự nhiên và thông thường, voi phải nghỉ từ 4 đến 5 năm, trước khi thụ thai trở lại.
Các nhà hoạt động môi trường cho rằng, phần lớn những cuộc xung đột giữa người dân và voi xảy ra, khi những người dân cố ý xây dựng nhà mới, trên những con đường truyền thống mà đàn voi đã di chuyển từ hàng trăm năm nay.
“Voi thường đi bộ khoảng 12 dặm một đêm để tìm kiếm thức ăn dọc những con đường quen thuộc của chúng.
Nếu chúng thấy những con đường đã bị chặn bởi nhà của người dân, chúng sẽ đột nhập và sau đó ăn hết rau quả của họ. Nó giống như một bữa tiệc buffet cho chúng”, ông Jayawardena, người đã nghiên cứu voi châu Á trong 40 năm, giải thích.
Ông Jayawardena nói thêm rằng, hành động của những dân làng đối với đàn voi thật tàn nhẫn. Người dân ở đây rất dễ tức giận bởi bất kỳ lý do nào gây thiệt hại cho mùa màng của họ.
“Phải có những tác động tích cực hơn nữa từ phía chính quyền với người dân và phải di dời họ đến những khu vực sống tốt hơn, cung cấp cho họ nhà ở và sinh kế phù hợp. Nếu không, những cuộc xung đột giữa người và voi sẽ vẫn tiếp diễn”, ông Jayawardena cho biết.
Hôm thứ hai vừa qua, một con voi khác cũng đã được tìm thấy bị bắn chết bởi người dân, trong khu bảo tồn trung tâm của Sri Lanka. Không rõ, liệu cái chết của 7 con voi có liên quan đến vụ việc này hay không.
Giết voi hoang dã bị coi là bất hợp pháp ở Sri lanka, tuy nhiên, những đàn voi vẫn thường xuyên bị người dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, săn đuổi.
Việc mở rộng những ngôi làng và trang trại của người dân đang ngày càng làm mất môi trường sống, nguồn cung cấp thực phẩm và nước cho động vật, đặc biệt là loài voi.
Có hàng chục con voi vẫn đang bị nuôi nhốt để phục vụ những khách du lịch, trong khi những con khác buộc phải diễu hành tại các lễ hội địa phương. Mới đây, một con voi già yếu hơn 70 tuổi bị bắt lao động đến chết tại buổi diễu hành đã gây phẫn nộ dư luận toàn thế giới.
Cũng theo các báo cáo, có khoảng 200 con voi bị giết mỗi năm tại Sri lanka, phần lớn là do chúng đi lạc vào các ngôi làng của người dân xây dựng gần môi trường sống của loài voi.
Đầu tháng này, 17 người đã bị thương trong một đám rước ở đảo Kotte (Sri lanka), khi hai con voi trong đoàn rước bỗng “nổi điên” và lồng chạy khắp nơi.
Cuộc điều tra chính thức về số lượng voi hoang dã tại Sri lanka diễn ra vào năm 2011, cho thấy có 5,879 con voi còn lại ở Sri Lanka - một trong những nơi có mật độ đàn voi lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, số lượng này đang nhanh chóng sụt giảm nếu không có sự vào cuộc tích cực từ phía chính phủ.
Theo Vương Nam/Dân Việt
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Loài rắn bá đạo nhất hành tinh từng tồn tại: Dài tận 13 mét, đe dọa tất cả loài vật xung quanh