Sự kiện đẫm máu ở phủ Khai Phong đúng ngày tang lễ hé lộ sự thật về cái chết của Bao Chửng
Chuyện ít biết về Bao Công: Cả đời đắc tội với không ít người vẫn bình yên vô sự nhờ "luật ngầm" nhà Tống / Hé lộ xuất thân ít ai biết đến của vị quan liêm chính Bao Công
Trải qua gần 2 thế kỷ cai trị Trung Hoa, triều Bắc Tống đã từng sản sinh ra không ít văn thần, võ tướng nổi tiếng. Bao Thanh Thiên cũng là một bậc trung thần tiêu biểu trong số đó.
Bao Thanh Thiên (999- 1062), tên húy là Bao Chửng, là vị quan thời Tống nổi danh là vị quan có nhân cách mẫu mực và tài xử án xuất chúng. Mỗi khi nhắc tới tên tuổi của nhân vật này, hậu thế vẫn thường coi ông là biểu tượng cho sự công bằng và là đại biểu cho tiếng nói của muôn dân bách tính.
Bên cạnh những câu chuyện về tài xử án của Bao Thanh Thiên, người đời giờ đây vẫn còn truyền tai nhau nhiều giai thoại xoay quanh cái chết đột ngột và có nhiều điểm nghi vấn của ông xảy ra vào năm 1062.
Giai thoại ly kỳ liên quan tới sự kiện đẫm máu đã xảy ra ngay trước phủ Khai Phong đúng vào ngày Bao Công qua đời dưới đây cũng là một trong số đó.
Giai thoại về vụ án ở Trần Châu và mối lương duyên giữa Bao Thanh Thiên cùng hậu duệ Dược vương
Ảnh minh họa.
Theo truyền thuyết, Bao Công là một vị thần, một trong 7 vị Bắc Đẩu tinh quân, giáng trần, tên là Văn Khúc Tinh Quân. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian, ban đêm, ông còn phải xử án ở âm phủ.
Trong gần nửa thế kỷ làm quan cho Tống triều, Bao Chửng được xem là vị quan thanh liêm bậc nhất, cũng nổi danh là người có tài và được muôn dân kính trọng, yêu mến.
Sinh thời, ông nổi tiếng là người cả đời sống thanh bạch, không khiếp sợ quyền uy, không vị nể tư tình. Vị quan này cũng từng có không ít lần phá án và rửa sạch oan khuất cho bách tính. Vụ án xảy ra ở Trần Châu cũng là một trong số đó.
Năm xưa, Trần Châu từng gặp phải nạn hạn hán khiến mùa màng thất bát, dân chúng lâm vào nạn đói khổ. Bấy giờ, Hoàng đế đã phái một vị quốc cữu đem lương thực tới vùng này để cứu tế dân chúng gặp nạn.
Thế nhưng quốc cữu này lòng tham vô đáy, chẳng màng sống chết của con dân, đem lương thực cứu tế bán ra nhỏ giọt với giá cắt cổ, khiến vô số người bỏ mạng vì đói khát.
Bấy giờ ở vùng này có một danh y nổi tiếng tên là Tôn Tất, vốn là hậu duệ hiếm hoi của Dược vương Tôn Tư Mạc. Vì đau lòng trước thảm cảnh của dân chúng, vị đại phu họ Tôn này đã đem tất cả của cải tích cóp của mình để phân phát cho mọi người đi mua lương thực cứu đói.
Thế nhưng chính việc làm này đã khiến vị danh y ấy vô tình đắc tội với quốc cữu. Hậu quả là người nhà họ Tôn đều bị hại chết, chỉ còn Tôn Tất và hai người con trai là may mắn sống sót.
May thay lúc đó Bao Chửng nghe được tin này liền tới Trần Châu thị sát. Nhờ tài xử án của vị quan thanh liêm ấy, ba cha con Tôn Tất cuối cùng cũng đòi lại được công lý cho gia đình.
Vì vậy, Bao Thanh Thiên có thể xem như ân nhân cứu mạng của Tôn Tất. Thế nhưng vào thời điểm ấy, không ai trong số họ biết rằng vụ án của nhà họ Tôn mới chỉ là mở đầu cho một sự kiện đẫm máu xảy ra sau này…
Sự thật phía sau sự kiện đẫm máu diễn ra ở phủ Khai Phong đúng ngày Bao Công qua đời
Về cái chết đột ngột của Bao Công xảy ra vào năm 1062, có nhiều giả thiết cho rằng ông rất có thể qua đời do bị đầu độc chứ không phải vì bạo bệnh. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Vào mùa hè năm 1062, Bao Thanh Thiên đột ngột mắc phải bạo bệnh. Bấy giờ, văn võ bá quan trong triều đều vô cùng lo lắng. Hoàng đế Tống Nhân Tông còn đích thân ban cho thuốc quý và sai thái y tới chẩn bệnh riêng cho Bao Chửng.
Thế nhưng ngay tới các ngự y hoàng cung cũng không thể tìm ra phương pháp cứu chữa cho vị quan thanh liềm này.Thậm chí, vua Tống bấy giờ gần như đã điều động toàn bộ thái y trong cung tới chữa bệnh, số lượng xấp xỉ lên tới hơn 30 người. Chỉ tiếc rằng, tất cả họ đều chỉ đành lắc đầu bất lực trước chứng bệnh lạ của Bao Thanh Thiên.
Trải qua nhiều ngày chữa trị, bệnh tình của Bao Chửng vẫn chưa hề có chuyển biến tốt. Điều này khiến vua Tống cùng văn võ bá quan vô cùng sốt ruột và lo lắng.
Sau cùng, Hoàng đế đã quyết định nghe theo đề nghị của Âu Dương Tu, ban chiếu thư hiệu triệu danh y khắp thiên hạ tới phủ Khai Phong chữa bệnh. Ngay sau khi chiếu thư được công bố, bách tính khắp nơi lại càng thêm thấp thỏm mỗi khi nghe tin về bệnh tình của Bao Chửng.
Đương lúc đó, ở vùng Trần Châu cách phủ Khai Phong ngoài 300 dặm, có một ông lão vừa hay tin đã vội vã khăn gói lên đường. Ông lão này chính là Tôn Tất - người may mắn được Bao Thanh Thiên rửa oan trong vụ án quốc cữu tham ô năm xưa.
Phủ Khai Phong ở kinh đô Biện Kinh năm xưa chính là nơi Bao Chửng từng làm việc và cũng là địa điểm xảy ra sự kiện đẫm máu vào đúng ngày ông qua đời. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu).
Xuất thân là hậu duệ của Dược vương Tôn Mạc Tư, tài y thuật của Tôn Tất từ lâu đã nổi danh khắp vùng. Thậm chí, năng lực chẩn bệnh và chữa trị của ông chẳng những vượt xa những đại phu bình thường mà còn cao tay hơn cả các thái y hoàng cung.
Vừa hay tin Bao Công bệnh nặng chưa khỏi, Tôn Tất dù đã ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" cũng không ngại chống gậy vượt qua đường xá xa xôi để tới Khai Phong. Ba cha con nhà họ Tôn đã dùng chiếc xe lừa cũ kỹ của gia đình để lặn lội suốt quãng đường hơn 300 dặm, thậm chí còn đi cả ngày lẫn đêm, tranh thủ tới từng giây từng phút.
Thế nhưng khoảng thời gian ấy không may rơi vào đúng mùa hè, vì khí trời nóng bực lại thêm lao lực quá độ, con lừa kéo xe của họ đã chết vì mệt mỏi. Chính sự việc ngoài dự kiến này đã khiến cha con họ Tôn phải tạm dừng chân một đêm và tới sáng hôm sau mới tìm được xe ngựa.
Thời điểm mà cha con Tôn Tất đến được trước phủ Khai Phong cũng là khi mặt trời đã ngả về Tây. Lúc này, khắp phủ đã treo đầy khăn trắng.
Tôn Tất trong lòng thầm cảm thấy bất an, liền vội vã chạy đi hỏi quan sai. Tới lúc ấy, ông mới biết được Bao Công đã qua đời vào trưa ngày hôm đó, đồng nghĩa với việc cha con ông đã tới muộn chỉ vài canh giờ.
Tin dữ như sét đánh ngang tai ấy khiến cha con họ Tôn đau buồn không dứt. Quá đau lòng vì sự trễ nải của mình, Tôn Tất đã cất lên một tiếng than thảm thiết:
"Là do ta! Do ta không tới kịp, hại Bao Công phải bỏ mạng vì bạo bệnh…"
Ngay sau khoảnh khắc vừa nói xong câu ấy, Tôn Tất đã đập đầu vào bức tượng sư tử đá trước cửa phủ Khai Phong và chết ngay tại chỗ. Vì không thể báo đáp ân tình năm xưa, vị danh y họ Tôn ấy đã lựa chọn kết thúc sinh mạng của mình trong nỗi hối tiếc và ân hận khôn nguôi.
Tương truyền rằng, sự kiện đẫm máu xảy ra ở cửa phủ Khai Phong năm ấy từng gây chấn động của kinh thành. Tống Nhân Tông sau khi biết được chân tướng đã không khỏi cảm động và ví Tôn Tất như một bậc "nghĩa sĩ", cũng cho người hậu táng ông cẩn thận.
Giờ đây mỗi khi nhắc tới giai thoại về sự kiện này, người đời vẫn thường coi sự hy sinh tình nguyện của Tôn Tất chính là minh chứng rõ nhất cho thấy lòng kính trọng mà muôn dân bách tính dành cho Bao Thanh Thiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào