Sự sống kỳ lạ có thể phát triển nhờ lỗ đen quái vật
Xăng được làm từ đâu? Quá trình sản xuất và những điều bạn chưa biết / Tại sao xăng lại có màu sắc khác nhau? Bí mật đằng sau màu sắc của nhiên liệu
Một nghiên cứu quốc tế, do Đại học Exeter (Anh) dẫn đầu, đã phát hiện một điều gây ngạc nhiên: Lỗ đen quái vật đang hoạt động không chỉ không tiêu diệt sự sống mà còn có thể tạo điều kiện nuôi dưỡng nó.
Phát hiện này mở ra một hướng đi mới cho các nhà khoa học trong việc xác định những khu vực lý tưởng để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, thách thức những giả định trước đây về những vùng không gian có lỗ đen.
Ở trung tâm của hầu hết các thiên hà lớn, trong đó có cả Ngân Hà, là những lỗ đen siêu khối, hay còn gọi là lỗ đen quái vật. Lỗ đen trong Ngân Hà của chúng ta hiện tại đang "ngủ đông", nhưng nhiều lỗ đen trong các thiên hà khác lại phát sáng mạnh mẽ, liên tục "ăn" vật chất xung quanh, tạo ra những hạt nhân thiên hà hoạt động (AGN) phát ra bức xạ năng lượng mạnh mẽ.
Dù bức xạ vũ trụ thường được coi là mối đe dọa chết người đối với sự sống trên Trái Đất, nghiên cứu mới lại cho thấy điều ngược lại có thể xảy ra trong nhiều trường hợp.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô phỏng máy tính để khám phá cách bức xạ cực tím (UV) từ AGN có thể tác động đến bầu khí quyển của các hành tinh, giúp hỗ trợ hoặc cản trở sự sống. Tương tự như ánh sáng UV từ Mặt Trời, bức xạ từ AGN có thể là lợi hay hại, tùy thuộc vào cách mà sự sống trên hành tinh đó tiếp xúc với nó.
Nếu hành tinh đủ xa, và sự sống đủ kiên cường để vượt qua rào cản ban đầu giống như sự sống sơ khai của Trái Đất, quá trình oxy hóa bầu khí quyển sẽ giảm dần tác hại của bức xạ và thậm chí có thể mang lại lợi ích.
Như các tác giả nghiên cứu giải thích: “Khi sự sống có thể vượt qua giai đoạn này, hành tinh sẽ trở nên kiên cường hơn trước bức xạ UV và được bảo vệ khỏi những sự kiện tuyệt chủng có thể xảy ra."
Để kiểm tra lý thuyết này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một mô phỏng khác, trong đó họ đặt Trái Đất sơ khai gần một AGN giả định, để hành tinh này phải chịu một lượng bức xạ lớn gấp nhiều lần so với bức xạ từ Mặt Trời.
Khi tái tạo lại bầu khí quyển không có oxy của Trái Đất cách đây 4-2,5 tỷ năm, các nhà khoa học nhận thấy bức xạ có thể ngăn cản sự sống phát triển. Tuy nhiên, khi nồng độ oxy tăng lên nhờ các vi sinh vật sơ khai, gần đạt mức oxy như hiện nay, tầng ozone sẽ phát triển đủ để bảo vệ bề mặt hành tinh khỏi bức xạ nguy hiểm.
Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí The Astrophysical Journal, khẳng định rằng những hành tinh gần các lỗ đen quái vật vẫn có thể duy trì sự sống. Điều này mở ra triển vọng mới cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, ngay cả ở những khu vực tưởng như không thể sinh sống trong vũ trụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Rắn hổ mang chúa hạ gục trăn chỉ với một cú cắn chí mạng
CLIP: Chim mẹ liều mình ra đòn chí mạng, cứu con non thoát khỏi miệng rắn độc
CLIP: Linh dương impala phản xạ thần tốc, thoát cú đớp tử thần của cá sấu khổng lồ
CLIP: Sư tử né cú đớp chí mạng trong gang tấc khi bị cá sấu mai phục
CLIP: Gấu đen tung cú cắn chí mạng, hạ gục lợn rừng sau màn giằng co nghẹt thở
Mark Zuckerberg bị cáo buộc che giấu bằng chứng về sự tồn tại của người ngoài hành tinh vì lý do nghiêm trọng
Sự sống vẫn có cơ hội tồn tại nơi các hành tinh tương đối gần trung tâm thiên hà, nơi có các lỗ đen cuồng nộ - Minh họa AI: Thu Anh