Sự thật bất ngờ biểu tượng vương quyền của văn minh Ai Cập
Trong văn minh Ai Cập cổ đại, Uraeus được coi như là biểu tượng tối cao của hoàng gia, vương quyền và thần thánh.
Thông thường, Uraeus là hình tượng một con rắn hổ mang đang ngẩng cao đầu, được gắn trên vương miện của các pharaoh – người trị vì vương quốc cổ.
Ngoài ra, Uraeus còn được coi là biểu tượng của nữ thần Wadjet, một trong những vị thần đầu tiên mang hình hài của loài rắn ở Ai Cập, người bảo trợ của vùng đồng bằng châu thổ sông Nile ở Hạ Ai Cập.
Sau khi Ai Cập thống nhất, Uraeus xuất hiện cùng biểu tượng của nữ thần kền kền Nekhbet. Trong quan niệm của cư dân cổ Ai Cập, Nekhbet là vị thần đại diện cho vùng Thượng Ai Cập.
Không chỉ là biểu trưng vương quyền, Uraeus còn được sử dụng như một món trang sức hoặc lá bùa hộ mệnh của các pharaoh.
Trong ngôn ngữ Ai Cập cổ, biểu tượng uraeus cũng được sử dụng để trang trí trong các từ tượng hình mô tả "lăng mộ, đền thờ" hay "công trình".
Biểu tượng Uraeus nổi tiếng nhất thuộc về pharaoh Senusret II - vị vua thứ tư của Vương triều thứ 12, được tìm thấy tại kim tự tháp Senusret II, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Cairo.
Con rắn của ông được làm hoàn toàn từ vàng nguyên chất, dài 6,7 cm. Mắt của nó được đính bằng đá granite đen, phần đầu được làm bằng ngọc lưu ly màu xanh biếc, phần mang bành ra của nó được khảm đá carnelian sậm và ngọc lam.
Ngày nay, hình tượng Uraeus xuất hiện khá nhiều trong văn hóa đại chúng, trong các lĩnh vực nghệ thuật, thời trang, thủ công mỹ nghệ…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng khoảnh khắc đại bàng sà xuống bắt trẻ em và màn giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Thấy con gái bị chó Becgie tấn công, cha lao ra giải cứu và cái kết
CLIP: Đi săn kỳ đà, đại bàng từ kẻ đi săn biến thành con mồi
Nghiên cứu mới phát hiện việc đi bộ hàng ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư
CLIP: Sư tử đực lao vào “giải cứu mỹ nhân”, đàn linh cẩu tháo chạy tán loạn
CLIP: Người đàn ông đóng giả gấu để dọa gấu đen rồi nhận lại cái kết không ai ngờ tới