Khám phá

Sự thật bất ngờ về thanh thượng phương bảo kiếm của Bao Thanh Thiên, khán giả đã bị lừa dối hàng chục năm

Trên phim thanh thượng phương bảo kiếm có quyền lực khiến tất cả run sợ. Đây là thanh kiếm hoàn toàn có thật, nhưng nó ngoài đời có thật sự ghê gớm như vậy hay không.

Bao Công rõ ràng không phải là người da đen, vậy tại sao lại gọi là 'Bao Thanh Thiên'? Bởi vì Bao Công có những đặc điểm này / Bao Công diện đồ họa tiết rồng giống với đế vương nhưng không bị xem là 'phạm thượng'?

Với những ai xem Bao Thanh Thiên, không còn xa lạ gì với các khái niệm như cẩu đầu đao, hổ đầu đao, long đầu đao, kim bài miễn tử, thượng phương bảo kiếm… Trong phim, Bao Chửng được vua ban cho một thanh thượng phương bảo kiếm. Với thanh kiếm này trong tay, vị quan đứng đầu phủ Khai Phong có thể tiền trảm hậu tấu, xử lý bất cứ ai mà ông xét thấy có tội.

thuong-phuong-bao-kiem-1

Ảnh minh họa

Theo sử sách Trung Quốc, khái niệm thượng phương bảo kiếm xuất hiện từ thời nhà Hán (202 TCN – 220). “Thượng phương” là từ dùng để chỉ nơi sản xuất các đồ vật dùng cho hoàng gia. Thượng phương bảo kiếm là thanh kiếm chuyên dùng cho hoàng tộc, với thân kiếm và vỏ kiếm chạm khắc hoa văn rồng. Nó được mô tả là rất sắc bén, có thể lấy mạng một con ngựa chỉ sau 1 nhát chém.

Tương truyền, xưa kia thời Hán Thành Đế Lưu Ngao (51 – 7 TCN), Chu Vân là quan đại thần nổi tiếng trong triều đã xin vua ban cho một thanh kiếm để chém đầu gian thần Trương Vũ. Trương Vũ lại là thầy của Hán Thành Đế nên ông không đành lòng. Thậm chí vua còn cho rằng Chu Vân đang phạm thượng, ra lệnh cho lính đưa ra ngoài chém đầu.

thuong-phuong-bao-kiem-2

Chu Vân trước tình cảnh đó liền ôm chặt lan can không buông, bất kể binh lính lôi thế nào cũng không được. Cuối cùng, chiếc lan can còn bị gãy. Quần thần khi đó liền vào can ngăn, xin vua tha chết cho Chu Vân. Nể tình, Hán Thành Đế đã đồng ý. Chi tiết Chu Vân bẻ gãy lan can trở thành điển cố, nói về những người bề tôi trung thành, dám đứng ra can ngăn vua.

Sau này, thời nhà Đường (618 – 907), thượng phương bảo kiếm thật sự được vua ban cho các quan lại uy tín. Thế nhưng họ cũng không có quyền tiền trảm hậu tấu. Mãi đến đầu Bắc Tống, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận sau khi lên ngôi mới cho phép người được trao thượng phương bảo kiếm có thể xử trước báo sau cho vua. Tuy nhiên, chỉ một vài vị tướng lĩnh cấp cao mới có quyền hành này.

 

thuong-phuong-bao-kiem-4

Điều đặc biệt là thượng phương bảo kiếm ngày ấy chỉ được giao cho cấp đại tướng trở lên, để họ điều binh mà thôi. Riêng trong lĩnh vực tư pháp, chưa có một vị quan nhà Tống nào được dùng thượng phương bảo kiếm. Vì vậy mà chi tiết Bao Thanh Thiên được dùng thanh kiếm này "trên trảm hôn quân, dưới trảm gian thần" là hoàn toàn hư cấu. Ngày đó Bao Chửng chỉ có long đầu trảm, hổ đầu trảm, cẩu đầu trảm mà thôi.

thuong-phuong-bao-kiem-3

Vào thời nhà Minh (1368 – 1644), thượng phương bảo kiếm được sử dụng nhiều hơn, trở nên phổ biến hơn. Thanh kiếm này khi đó đại diện cho thiên tử, hoàng quyền và dĩ nhiên không phải ai cũng được cầm. Chỉ có người tâm phúc, mang cấp bậc cao hoặc là giám sát ngự sử thì mới có quyền dùng nó để tiền trảm hậu tấu. Chưa hết, khi ban kiếm, triều đình nhà Minh sẽ tổ chức nghi lễ, đại tướng quân cùng các quan đại thần sẽ phải dập đầu lạy hoàng đế 4 lần.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm