Khám phá

Sự thật đáng sợ ở 'thị trấn ma' âm thầm 'nuốt mạng người'

Centralia được ví là "thị trấn ma" người ta luôn sẵn sàng đối diện với việc đường bất thình lình nứt toác, lộ hố địa ngục phía dưới và những đốm lửa đang cháy.

Bí ẩn “con tàu ma” mắc cạn trên bờ biển Liberia / 6 ngôi nhà bị ma ám rùng rợn nhất nước Mỹ

Thị trấn Centralia, thuộcquận Columbia, tiểu bang Pennsylvania, phía Đông nước Mỹ, nơi đâyđược các nhà khoa học xếp hạng 31 chính là thị trấn bị bỏ hoang đáng sợ nhất nước Mỹ.Dẫn nguồn tin từ Vnexpress,Centralia tồn tại những con đường nứt toác, khói bốc lên và phía dưới đỏ rực màu lửa. Nhiều ngôi nhà ở đây đã bị bỏ hoang, nhiều con đường chằng chịt nét vẽ graffiti như một lời cảnh báo rằng, bạn sẽ bị nuốt chửng vào lòng đất, do lửa cháy ngầm phía dưới và đất có thể sụp xuống bất kỳ lúc nào.

Sự thật đáng sợ ở 'thị trấn ma' âm thầm 'nuốt mạng người'
Mặt đất nứt toác rộng đến mức có thể "nuốt chửng" người trưởng thành. Ảnh: Trí Thức Trẻ

"Mọi người trong thị trấn đều chung một mối lo ngại, rằng bạn đi ngủ vào ban đêm và không biết liệu sẽ thức dậy vào buổi sáng hay không",Michael Sulick, một thợ mỏ nghỉ hưu bày tỏ.

Do vậy, nhiều người đã gọi Centralia là thị trấn không ai có thể trốn thoát nếu còn tiếp tục sống ở đây. Họ không biết lúc nào nền đất có thể sụp xuống và những chiếc hố sâu, nóng bỏng, đầy khói sẽ nuốt chửng họ.

TheoTrí Thức trẻdẫn nguồn tin từHelino,Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho hay, tiểu bangPennsylvania là một "vựa khoáng sản" hiếm thấy của nước Mỹ. Mảnh đất đầy nhựa sống này có những mỏ dầu, than đá, đá, cát, sỏi... nằm ẩn mình dưới những lớp đất đá được thời gian bồi đắp. Chỉ tính riêng năm 2003, công nghiệp khai khoáng tạiPennsylvania đã thu được 1,26 tỷ USD!

Sự thật đáng sợ ở 'thị trấn ma' âm thầm 'nuốt mạng người'
Thị trấn lửa có thể bất thình lình cháy dưới chân. Ảnh: Trí Thức trẻ

Và thị trấnCentralia là một trong những "vựa than đá" dồi dào của bang. Lẽ tất yếu, khu vực này bắt đầu được khai thác từ rất sớm. Hơn 100 năm sau, Centralia chứng kiến hàng loạt sự thoái trào không thể tránh khỏi từ công nghiệp khai khoáng đến cuộc sống người dân nơi đây: Tính đến năm 1960, mọi hoạt động khai thác than dừng hẳn, khai thác lậu còn được tiếp tục đến năm 1982 - Song song với đó, tính đến năm 1990, dân số của Centralai tụt mạnh, chỉ còn 63 người, đến năm 2016 thì chỉ còn 10 người!

Tại sao vậy?Sở dĩ, người dân Centralia bỏ thị trấn mà đi là vì họ muốn bảo toàn tính mạng của mình.Câu chuyện bắt đầu từ nỗ lực làm sạch bãi rác chôn lấp khổng lồ của thị trấn cách đây hơn 5 thập kỷ. Cụ thể, vào tháng 5/1962, Hội đồng nhân dân Centralia đã thuê 5 thành viên của một công ty cứu hỏa để dọn sạch bãi rác của thị trấn. Như thường lệ, để tiêu hủy bãi rác khổng lồ, các nhân viên cứu hỏa tiến hành thiêu đốt bãi rác, cho nó cháy âm ỉ theo thời gian.Ngọn lửa bùng lên cũng là lúc nó châm ngòi cho hàng loạt điều khủng khiếp về sau, mà cái giá con người phải trả là quá lớn.

Các nhân viên cứu hỏa cứ thế đốt bãi rác mà không hề hay biết rằng bên dưới bãi rác khoảng 90m là một mỏ than chưa được khai thác, dài 13km và trải rộng khoảng 15km2.Lửa nóng âm ỉ bắt với vựa than khổng lồ bên dưới, hệ quả là, đến tận ngày nay nó vẫn âm thầm cháy khiến cho mặt đất nóng rãy, khí độc từ sự cháy gây tử vong ở người và vật nuôi. Ước tính, nhiệt độ tại trung tâm mỏ than lên đến 540 độ C.

Bất chấp mọi nỗ lực dập lửa của người dân, lửa ngầm vẫn âm thầm lan rộng đến trung tâm thị trấn rồi tàn phá cây cối, nhà cửa, con người, vật nuôi. Đáng sợ hơn, người ta nói rằng, bên dưới lòng đấtcó đủ lượng than đá để cháy âm ỉ trong 250 năm nữa!

Mặt đất nóng bỏng, khí độc CO, sunfurơ... từ những kẽ đất đá nứt toác (do nhiệt độ cao) phun lên quanh năm như nhấn chìm tất cả sự sống ở bên trên xuống địa ngục của nó. Người ta đã nói ví rằng, Centralia là vùng đất không có mùa đông, vì tuyết rơi xuống lập tức bị nền đất nóng làm cho tan chảy.

Tuy nhiên, bất chấp những cảnh báo của chính quyền bang Pennsylvani cùng những nguy hiểm hoàn toàn có thể nhận thất tại "địa ngục trần gian" này, vẫn có một vài người cố "bám đất", không chịu rời đi. Tính đến năm 2016, vẫn còn 10 người sinh sống tại đây.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm