Sự thật dấu chân và nghi vấn Neil Armstrong không thực sự đặt chân lên Mặt trăng
Thực hư về khinh công “bay nhảy như chim” của Thiếu Lâm Tự / Top 5 chiến binh Samurai đại tài trong lịch sử nhân loại
Vào ngày 20/7/1969, phi hành gia Neil Armstrong ghi tên mình vào lịch sử nhân loại khi là người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng.
Thế nhưng, rất nhiều thuyết âm mưu được đặt ra cho rằng phi hành gia của NASA thực chất chưa hề đặt chân lên hành tinh này và cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ chỉ cố dàn dựng một cuộc đổ bộ.
Một trong số những giả thiết mà nhiều người theo thuyết âm mưu bám vào là phần dấu chân mà Neil Armstrong để lại. Họ nhanh chóng phát hiện ra rằng có sự khác biệt lớn giữa dấu chân này và phần đế giày trong bộ đồ mà phi hành gia người Mỹ mặc khi đặt chân lên Mặt trăng.
Trong bức ảnh chụp lại bộ đồ Neil Armstrong mặc trong nhiệm vụ lịch sử được công bố vào tháng 8/2016, nhiều người chỉ ra rằng không khó để phát hiện phần đế giày trong bộ đồ khá bằng phẳng trong khi dấu chân trên Mặt trăng lại gồ ghề, gập ghềnh.
Tuy nhiên, trên thực tế, bức ảnh chụp lại dấu chân trên Mặt trăng không phải là của Neil Armstrong mà là của phi hành gia song hành cùng ông trong chuyến thám hiểm là Buzz Aldrin.
Nhưng mấu chốt nằm ở việc cả Armstrong và Aldrin đều phải đi thêm một đôi ủng đế kép ở bên ngoài. Đôi ủng này có tác dụng bảo vệ bộ đồ của các phi hành gia tránh khỏi các tác động tự nhiên của bề mặt Mặt trăng.
Nhiều người tiếp tục đặt câu hỏi rằng nếu quan trọng như vậy, vì sao đôi ủng này không được trưng bày cùng bộ đồ Apollo/Skylab A7L mà Neil Armstrong đã mặc. Đơn giản là bởi trong hành trình trở về Trái đất, các phi hành gia phải bỏ lại tất cả những vật dụng không cần thiết và đôi ủng này là 1 trong số hơn 100 món đồ đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết
Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư biết nhưng không cứu hắn, lý do rất đơn giản