Sự thật "hết hồn" về... "thần dược"
Cô gái dũng cảm bơi cùng cá mập khổng lồ mà không cần đồ bảo hộ / 'Bí mật' về cuộc sống lạ kỳ của những ngôi làng đơn độc trên đảo Faroe
1. "Bóng ma" trong xác ấu trùng
Phân tử darobactin do vi khuẩn Photorrabdus khanii sống bên trong cơ thể các tuyến trùng được các nhà khoa học chứng minh là một kháng sinh tự nhiên mới. Trong cuộc sống cộng sinh với tuyến trùng, các vi khuẩn này có nhiệm vụ hỗ trợ chúng khi chúng tấn công và ăn các ấu trùng côn trùng. Khi đó, darobactin được chúng tiết ra để tiêu diệt các vi khuẩn cạnh tranh khác.
Nghiên cứu công bố trên Nature cho thấy darobactin có sức tấn công mạnh cả với một số vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho con người.
Tuyến trùng đổ ra từ xác một ấu trùng, mang theo loại vi khuẩn chứa "thần dược" - Ảnh: Peggy Greb
2. Máu rồng Komodo
Cho dù là một sinh vật kinh dị và có thân thể, khoang miệng chứa đầy vi khuẩn chết chóc nhưng dòng máu của rồng Komodo có thể là báu vật đối với con người. Một hợp chất có giá trị như kháng sinh trong máu rồng Komodo đã được các nhà khoa học Mỹ tổng hợp thành DRGN-1, giúp tăng tốc độ lành vết thương và chống lại các vi khuẩn có thể gây "siêu bệnh".
Rồng Komodo - Ảnh: Anna Kucherova/Shutterstock
3. "Quái vật nhỏ" dưới đáy biển Caribean
Vùng biển huyền thoại này ẩn chứa một loài vi khuẩn mới được phát hiện gọi là Slinispora tropica. Trong nghiên cứu mới của Đại học California ở San Diego (Mỹ), vi khuẩn này tạo ra phân tử salinisporamide A. Thứ này khi đi vào các tế bào ung thư sẽ tác động đến một số protein quan trọng và "bức tử" tế bào ung thư. Đây có thể là thần dược cho các dạng bệnh đáng sợ nhất trong ung thư máu và ung thư não.
4. Sinh vật sống trong... mũi người
Bất chấp xuất xứ khiến nhiều người nhăn mặt, vi khuẩn Staphylococcus lugdunensis trong mũi người có thể tạo ra một hợp chất gọi là lugdumin ngăn ngừa nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin, vốn rất khó điều trị. Các trường hợp nhiễm trùng nặng có thể phải nhập viện và phẫu thuật cắt lọc vết thương. Mặc dù kháng kháng sinh, dạng nhiễm trùng này lại "thất thủ" trước lugdumin, miễn là chúng ta biết cách ứng dụng và thêm sức mạnh cho chúng.
5. Kiến cắt lá
Loài kiến này thường "mở trang trại", tức nuôi một số nấm và vi khuẩn dùng làm thực phẩm và vật liệu xây dựng. Trong số đó có vi khuẩn Streptomyces formicae KY5. Để bảo vệ "vật nuôi" này, kiến hỗ trợ nó tạo ra một chất là formicamycins, một hợp chất giúp tiêu diệt nhiều vi khuẩn, bao gồm tụ cầu vàng nói trên và vô số mầm bệnh nguy hiểm cho con người.
Kiến cắt lá thường mở "trang trại" nuôi nấm và vi khuẩn - Ảnh: Dino Martins
Vì vậy, các trang trại vi khuẩn và những ông chủ kiến cắt lá được cho là có tiềm năng lớn trong các nghiên cứu nhằm giải quyết "siêu bệnh" kháng thuốc.
6. Vi khuẩn ở "sa mạc Hỏa Tinh"
Các vi khuẩn ở sa mạc Atacama (Nam Mỹ), nơi được cho là khắc nghiệt không kém... Sao Hỏa đã tiết ra các hợp chất đặc biệt như chaxapeptin và chaxalactin.
"Sa mạc Hỏa Tinh" ở Nam Mỹ - Ảnh: Grebmot/Pixabay
Những thứ này không chỉ là kháng sinh tự nhiên giúp đẩy lùi nhiều dạng nhiễm trùng nguy hiểm, mà còn có thể "khóa" các tế bào ung thư xâm lấn mô, theo nghiên cứu từ Anh và Chile.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào