Khám phá

Vì sao người Trung Hoa cổ đại đi ngủ gối đầu bằng gỗ hoặc sứ

Tại sao người Trung Hoa xưa lại yêu thích những chiếc gối sứ thô cứng đến vậy? Thực ra, việc này không chỉ ảnh hưởng từ văn hóa mà còn liên quan đến mục đích hỗ trợ giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe.

Đao phủ cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc: Bị báo ứng đau đớn vì phạm phải 1 điều đại kỵ / Tổ Tiên của Tư Mã Ý được phong Thánh trong lịch sử Trung Quốc là ai?

Phải công nhận rằng ngay cả trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển cao, con người vẫn khó mà gìn giữ sức khỏe tốt nếu không dựa vào những kinh nghiệm sống mà thế hệ cha ông đúc kết lại.

Tại Trung Quốc, có rất nhiều kiến thức y học cổ truyền vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Một trong những bí quyết gây sự tò mò nhất đó là: Người Trung Hoa cổ đại khi đi ngủ thường gối đầu trên gỗ hoặc sứ. Nhiều sử sách ghi lại rằng, gối sứ là một phát minh từ thời nhà Tùy (581-618), sau đó được duy trì qua đến nhà Đường (618-907). Đến đời nhà Tống (960-1279), loại gối bằng sứ được sản xuất rộng rãi với họa tiết trang trí tinh tế và đẹp mắt.

Người Trung Hoa cổ đại đi ngủ gối đầu bằng gỗ hoặc sứ: Hiểu lý do sẽ thấy trí tuệ người xưa quá "khác biệt" và đáng khâm phục - Ảnh 1.
Người Trung Hoa xưa đi ngủ gối đầu bằng sứ chứ không phải bằng vải, bông như chúng ta ngày nay.

Nhưng tại sao người Trung Hoa xưa lại yêu thích những chiếc gối sứ thô cứng đến vậy? Thực ra, việc này không chỉ ảnh hưởng từ văn hóa mà còn liên quan đến mục đích hỗ trợ giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe.

Lý do người Trung Hoa xưa sử dụng gối gỗ, sứ đi ngủ:

Sứ là nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm thời đó: Từ thời xưa Trung Quốc đã được mệnh danh là “vương quốc sứ”. Ngoài sử dụng nguyên liệu sứ để làm bát và chai lọ, họ còn phát minh ra gối để kê đầu khi ngủ và cũng để giảm bớt cái nóng mùa hè.

Giảm nhiệt, ngủ ngon hơn: Thời xưa, công nghệ lạc hậu vì vậy mùa hè nóng bức cũng không thể điều chỉnh nhiệt độ. Người Trung Quốc chỉ có thể thông qua một số vật phẩm tự nhiên để cân bằng nhiệt độ, giúp cơ thể giải nhiệt. Một chiếc gối sứ luôn mịn, mát mẻ và tạo cảm giác rất thoải mái, giúp người xưa ngủ ngon và sâu giấc hơn.


Chiếc gối sứ thời xưa.

Tránh rắc rối cho tóc: Bên cạnh đó, phụ nữ và đàn ông Trung Quốc thời xưa đều để tóc dài, không được cắt tỉa thường xuyên. Như vậy, một chiếc gối sứ cao có thể cho phép họ hất tóc sang một bên trong khi ngủ mà không bị rối và lộn xộn, đồng thời tiết kiệm thời gian chải đầu vào sáng hôm sau. Ngoài ra, một chiếc gối bằng sứ hoặc gỗ cũng khiến những người tóc dài không cảm thấy bức bối do nóng đầu.

Gối cứng tốt cho cột sống: Theo quan niệm của y học cổ truyền Trung Quốc, những chiếc gối cứng sẽ phù hợp với độ cong sinh lý của cơ thể, đặc biệt đối với những người có vấn đề về cột sống cổ.

 

Thuận tiện khi dùng: Gối cứng cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho cuộc sống. Ví dụ một cậu học trò ôn thi có thể cất quyển sách của mình vào bên dưới chiếc gối sứ, ngay khi thức dậy có thể lấy chúng ra đọc ngay.



Gối sứ, gối gỗ ngày xưa rất đa dạng trong trang trí.

Tất nhiên, người Trung Hoa xưa không phải lúc nào cũng nằm gối cứng. Sau thời nhà Minh, các loại gối làm bằng sứ và gỗ dần dần giảm xuống. Một số loại gối lụa và bông bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên tác dụng của các loại gối sứ hoặc gỗ với sức khỏe đến nay vẫn được con cháu lưu truyền với thái độ vô cùng khâm phục.

Không chỉ gối sứ, y học cổ truyền Trung Quốc cũng từng sử dụng một số loại gối tốt cho sức khỏe như sau:

1. Gối lá: Nguyên liệu chính làm gối là lá dâu, lá tre, lá liễu, lá sen và lá hồng. Nó có tác dụng tốt trong việc hạ sốt, nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt và đau họng.

2. Gối quế: Nguyên liệu chính để làm ra loại gối này đó chính là quế đơn, phù hợp cho việc chăm sóc sức khỏe những người bị huyết áp cao kết hợp với đau đầu, chóng mặt, ù tai, khó chịu, mất ngủ...

 

3. Gối tơ tằm: Thích hợp cho những người bị đau, ngứa ran ở đầu, cổ, vai và lưng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm