Khám phá

Sự thật huyền bí về hiện tượng bóng đè, ai từng bị phải đọc để biết cách thoát khỏi nó

Nếu đang trong giấc ngủ mà cảm giác có ai đó như đang ngồi đè lên người mình khiến cơn khó thở, tức ngực dâng lên, nửa tỉnh nửa mơ, có thể nghe thấy âm thanh xung quanh nhưng lại không lên tiếng hay vùng vẫy được… đó chính là những biểu hiện của “bóng đè”.

Giải mã ADN từ voi ma mút sống cách đây gần 1,2 triệu năm / Giải mã lời nguyền bí ẩn về khách sạn ma ám bỏ hoang hơn 50 năm giữa lòng phố cổ

Nhiều người tin rằng việc bị “bóng đè” xuất phát từ cõi âm hoặc do người đó quá “yếu bóng vía”. Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới việc mời thầy về cúng bái, giải hạn, yểm bùa… vừa tốn kém mà lại dấy lên lòng mê tín, dị đoan. Theo khảo sát của các nhà tâm thần học, có khoảng 10 – 40% dân số thế giới từng ít nhất 1 lần gặp phải hiện tượng “bóng đè”. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và có cách nào để thoát khỏi nó hay không?

1. Giải mã hiện tượng bóng đè

Từ xa xưa, khái niệm bóng đè đã xuất hiện và thường được người ta gắn với những câu chuyện về thế lực siêu nhiên, ma quỷ. Tuy nhiên, các nhà tâm thần học đã chia bóng đè thành 3 nhóm:

– Ảo giác đột nhập: Người bị bóng đè cảm giác như có ai đó đi vào phòng, ngồi lên giường hoặc thậm chí là đè lên người mình.

– Ảo giác thăng bằng: Hiện tượng này có liên quan tới chứng rối loạn tiền đình. Người bị bóng đè sẽ cảm thấy như mình đang rơi từ trên nhà cao tầng xuống hoặc lọt vào vực sâu nhưng chưa chạm đất đã tỉnh dậy vì sợ.

– Ảo giác thực tế: Hiện tượng này sẽ gây ra tình trạng khó thở, tức ở vùng bụng, ngực, chỉ khi thiếu oxy lên não họ mới tỉnh lại.

Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học sau hàng loạt nghiên cứu đã công bố rằng: Bóng đè không phải 1 bệnh lại càng không liên quan đến chuyện mê tín. Nó là hệ quả của sự rối loạn giấc ngủ mà nguyên nhân bắt nguồn từ khả năng điều tiết vòng tuần hoàn thức – ngủ của não bộ bị ngắt quãng, khi con người bị áp lực, stress, rối loạn nhịp tim hoặc dùng các chất kích thích…

Ở mỗi con người, giấc ngủ được chia thành từng chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài từ 90 phút đến 110 phút. Trong mỗi chu kỳ lại có giai đoạn đầu và giai đoạn sau của giấc ngủ. Khi đi gần hết 1 chu kỳ, tức là đang ở phần cuối của giai đoạn sau, não bộ con người sẽ ở trạng thái lơ mơ rồi mới tiếp tục bước sang 1 chu kỳ ngủ mới. Đây chính là thời điểm rất dễ xảy ra hiện tượng bóng đè.

2. Cách để thoát khỏi hiện tượng bóng đè

– Hạn chế uống uống trà đặc, cà phê trong 3h đến 5h trước khi ngủ: Chất cafein sẽ ngăn chặn cơn buồn ngủ. Phải đợi tới khi hàm lượng cafein giảm đi thì người ta mới buồn ngủ nhưng giấc ngủ cũng không hề sâu, nhất là ở giai đoạn 2 – thời điểm dễ xảy ra bóng đè.

– Tự nhắc nhở bản thân: Khi thấy hiện tượng bóng đè, ngay lập tức bạn cần phải bình tĩnh, tự nhắc nhở mình rằng chuyện này không có thật. Việc mất kiểm soát, cố vùng vẫy đôi khi còn khiến tình trạng tệ hại hơn nhiều.

 

– Co duỗi ngón chân, tay: Hiện tượng bóng đè thường khiến cho phần bụng, ngực, cổ họng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chính vì thế, tứ chi là bộ phận bạn có thể hoạt động dễ dàng hơn cả, cứ cố co duỗi chúng khoảng 1 phút sẽ khiến bạn tỉnh dậy nhanh hơn.

– Tập trung hơi thở: Việc bạn cố gắng tập trung để thở đều sẽ giúp cho tình trạng tức ngực, khó thở nhanh chóng kết thúc và cơ thể cũng không còn bị tê liệt nữa.

– Nhờ sự giúp đỡ của người ngủ chung: Nếu hiện tượng bóng đè thường xuyên xảy ra, bạn có thể nhờ người ngủ chung để ngay khi thấy có hiện tượng bất thường, họ sẽ tìm mọi cách để giúp bạn tỉnh dậy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm