Khám phá

Sự thật ít ai biết về vợ con của Bao Thanh Thiên - vị quan nổi tiếng dưới thời vua Tống Nhân Tông

Dưới đây là những thông tin ít ai biết về 3 thê thiếp và 2 con trai của Bao Thanh Thiên - nhớ đến là vị quan thanh liêm, chính trực, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình.

Gà Đông Tảo có gì đặc biệt mà đắt đỏ như vậy? / Loài vật có tinh trùng dài gấp 23 lần cơ thể, gấp 1.100 lần 'con giống' của con người

Bao Công tên thật là Bao Chửng (999 - 1062), tự Hy Nhân. Ông còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ.

Su-that-it-ai-biet-ve-vo-con-cua-bao-thanh-thien-vi-quan-noi-tieng-duoi-thoi-vua-tong-nhan-tong
Bao Chửng.

Ông sinh ra tại Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc), trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là người hiếu thảo, thông minh, chăm học.

Nhắc đến Bao Thanh Thiên, người đời luôn dùng rất nhiều mỹ từ để ngợi ca. Bởi lẽ trong suốt những năm làm quan dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông, ông luôn giữ được sự thanh liêm, chính trực, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình.

Su-that-it-ai-biet-ve-vo-con-cua-bao-thanh-thien-vi-quan-noi-tieng-duoi-thoi-vua-tong-nhan-tong

Bên cạnh sự nghiệp đáng nhớ, chuyện đời tư của Bao Thanh Thiên cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, thắc mắc. Trong đó, không ít người tò mò về thông tin liên quan đến 3 thê thiếp và 2 con trai của Bao Công.

1. Vợ đầu của Bao Thanh Thiên - Trương Thị

Trương Thị được biết đến là người vợ đầu tiên của Bao Công. Hai người kết duyên bằng tình yêu mặn nồng nhưng lại chỉ sống được bên nhau khoảng 1 năm do Trương Thị lâm bệnh nặng qua đời. Hai người không có con cái.

Su-that-it-ai-biet-ve-vo-con-cua-bao-thanh-thien-vi-quan-noi-tieng-duoi-thoi-vua-tong-nhan-tong
2. Đổng Thị - người vợ làm nên thành công của Bao Chửng

Đổng Thị sinh ra trong một gia đình quan lại, là người phụ nữ thông minh, khéo léo và thông tường địa lý. Sau khi kết hôn, bà hết mực chăm lo cho gia đình, ủng hộ chồng gây dựng sự nghiệp.

 

Đồng Thị từng nói với Bao Thanh Thiên rằng:“Bậc đại trượng phu coi vua là trên hết, trong gia đình đã có thiếp chăm sóc cho song thân. Thiếp sẽ phụng dưỡng phụ mẫu như chính cha mẹ đẻ của mình, chàng cứ yên tâm đi ứng thí”.

Su-that-it-ai-biet-ve-vo-con-cua-bao-thanh-thien-vi-quan-noi-tieng-duoi-thoi-vua-tong-nhan-tong

Cũng nhờ có Đổng Thị làm “hậu phương” vững chắc, Bao Công yên tâm lên kinh thành tham gia thi cử, đỗ đạt Tiến sĩ và làm quan trong triều. Tuy nhiên, vì cha mẹ tuổi cao sức yếu nên Bao Chửng đã xin từ quan về nhà để thuận tiện trong việc phụng dưỡng.

Vào năm 1033, Đổng Thị sinh một con người con đặt tên là Bao Ý. Khi Bao Ý 19 tuổi, anh kết hôn và sinh ra một cậu con trai. Tuy nhiên, cả Bao Ý và con trai đều qua đời sớm.

Không chỉ riêng Đổng Thị, cả cha mẹ bà đều ủng hộ Bao Chửng. Có thể nói, chặng đường của một vị quan thanh liêm như Bao Chửng không thể không nhắc tới công lao to lớn của Đổng Thị. Năm 1068, bà bị bệnh rồi qua đời, sau đó được an táng cùng mộ với Bao Chửng ở thành phố Hợp Phì, tỉnh Anh Huy.

3. Tôn Thị - bị Bao Thanh Thiên trả về nhà mẹ đẻ 3 lần

Người phụ nữ thứ ba được Bao Công cưới về làm thiếp là Tôn Thị. Không biết vì lý do gì mà bà từng 3 lần bị trả về nhà bố mẹ đẻ. Khi ấy, bà mới phát hiện đã mang thai nên được Bao Công đón trở về nhà.

 

Năm 1058, Tôn Thị sinh hạ sinh con trai và đặt tên là Bao Đình, sau được người con dâu cả đổi tên là Bao Thụ. Theo ghi chép, Bao Thụ lên 5 tuổi thì Bao Chửng qua đời, một mình con dâu Thôi Thị nuôi em chồng ăn học nên người.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm