Khám phá

Sự thật không ai ngờ về người hát ca khúc phim Tây Du Ký

Mấy ai biết được đằng sau bản nhạc Tây Du Ký huyền thoại chứa đựng nhiều bí mật đến vậy.

Ca khúc chủ đề bộ phim truyền hình (1986) của nữ đạo diễn Dương Khiết mang tên Xin hỏi đường ở nơi đâu do nhạc sĩ Hứa Kính Thanh sáng tácvới phần nhạc hào sảng cùng nội dung miêu tả hành trình đi thỉnh kinh của bốn thầy trò .

Ban đầu đạo diễn Dương Khiết giao cho ca sĩ Trương Bạo Mặc thể hiện. Thế nhưng qua cách thể hiện ca khúc làm không làm tôn lên vẻ hào sảng như yêu cầu khiến lãnh đạo của đài Truyền hình Truong ương quyết định không chọn.

Tuy nhiên, với sự kiên quyết của đạo diễn Dương Khiết, bà đã bảo vệ đến cùng ca khúc này đồng thời mời Tưởng Đại Vy làm ca sĩ thể hiện ca khúc trên.

Quả thật đến khi Tưởng Đại Vy trình bày ca khúc, một hiệu ứng không ngờ đã xảy ra, ca khúc Xin hỏi đường ở đâu trở nên nổi tiếng và là bài hát nằm lòng của biết bao người hâm mộ Tây Du Ký đặc biệt ấn tượng và có cảm tình sâu sắc với một câu cuối trong ca khúc: "Đường đi ở ngay dưới chân ta".

Tưởng Đại Vy (trái) cùng bốn thầy trò Đường Tăng ngoài đời (từ trái qua): Trì Trọng Thụy, Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa và Diêm Hoài Lễ phỏng vấn với Sina năm 2006.

Chia sẻ về ca khúc từng thể hiện thành công, ca sĩ Tưởng Đại Vy tâm sự: "Bởi ca khúc này theo cách hiểu của tôi thì như sau, vì sao bài hát này lại nhận được sự yêu mến của đông đảo người hâm mộ đến vậy? Bài hát không chỉ thể hiện được sự truân chuyên, nỗi gian khổ của bốn thầy trò trong Tây Du Ký, vượt qua 81 nạn, vào sinh ra tử mà nó còn là một khúc ca ca ngợi cái đẹp của cuộc sống con người. Trong những lúc khó khăn, đã có nhiều doanh nghiệp nói họ muốn hát ca khúc Quốc tế ca hay Xin hỏi đường ở nơi đâu, đó chẳng phải là một lời ngợi khen đối với cuộc đời hay sao?".

Quốc bảo của nền nghệ thuật đương đại Trung Hoa

Tưởng Đại Vy sinh năm 1947 ở Thiên Tân, năm 1968 thì rời đến Ulanhot ở khu tự trị Nội Mông và sau đó tham gia Đoàn Văn công Cảnh sát Sâm Lâm.

Ca sĩ Tưởng Đại Vy thời trẻ.

là nam ca sĩ giọng cao nổi tiếng nhất, một nghệ sĩ thâm hậu và lão luyện trên sân khấu ca nhạc đương đại Trung Quốc.

Ông từng nổi lên sau ca khúc chủ đề trong bộ phim Bài ca mẫu đơn thập niên những năm 80 của thế kỷ XX.

Tưởng Đại Vy trình diễn ca khúc Bài ca mẫu đơn tại đêm nhạc Trung Hoa.

Trong sự nghiệp của mình, ông được phong tặng nghệ sĩ hạng A, được hưởng phụ cấp của Quốc vụ viện, giải Đĩa hát vàng Trung Quốc lần thứ Nhất, được bầu chọn là một trong 60 nghệ sĩ được yêu thích nhất Trung Quốc.

Sau hơn 30 năm kể từ ngày ông tham gia biểu diễn ca nhạc, đến nay Tưởng Đại Vy đã có cho mình một gia sản âm nhạc lẫy lừng được đông đảo các tầng lớp công chúng yêu mến và ái mộ.

Nhắc đến tên tuổi Tưởng Đại Vy, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một nam ca sĩ lịch lãm và chỉn chu trong bộ trong bộ vest trắng, đeo kính gọng trắng, đi giày trắng, thắt lưng nắp vàng trong suốt mấy chục năm qua.

Mặc dù đã định cư ở nước ngoài, tuy vậy giọng ca hào sảng và cao vời vợi của Tưởng Đại Vy vẫn sẽ mãi lưu giữ trong ký ức của mỗi thính giả yêu mến giọng hát người thể hiện thành công nhất bài hát trong Tây Du Ký 1986.

Giọng ca của ông gắn với những ca khúc như Bài ca mẫu đơn, Xin hỏi đường ở nơi đâu, Nơi nào hoa đào nở rộ, Mùa xuân Bắc quốc, Mãn viên xuân, Chiến sĩ và hoa mai,…

Trang Baike đã từng ca ngợi Tưởng Đại Vy xứng đáng trở thành một "Cây thường xanh của sân khấu ca nhạc đương đại Trung Quốc".

Tưởng Đại Vy có ảnh hưởng cực lớn đến sự phát triển và tạo dựng nền ca nhạc dân tộc Trung Quốc. Trong lòng ông luôn tâm niệm sâu sắc về nghiệp hát: "Thầy không hát tròn vành rõ chữ thì trò làm sao mà hát được cho tốt?".

Với Tưởng Đại Vy, khi hát cần phải duy trì được sắc thái riêng nguyên bản của bản thân người ca sĩ, phải nhập hồn, rút ruột vào ca khúc thì mới tạo nên được phong vị cho chính bài hát.

Tưởng Đại Vy còn là người ca sĩ đầu tiên đưa ra khái niệm về lý luận trong ca hát ở Trung Quốc gọi là Trung Quốc sướng pháp.

Từ này bắt đầu được sử dụng từ năm 1992 và ngày nay đã trở nên phổ biến trong các hội đàn, hoạt động âm nhạc, tọa đàm âm nhạc của giới nhạc thuật Trung Quốc.

Tưởng Đại Vy xuất thần trên sân khấu khi thể hiện lại ca khúc Xin hỏi đường ở đâu - bài hát nhạc phim Tây Du Ký nổi tiếng.

Ngưu Ma Vương trong bộ phim Tây Du Ký 1986

Vai diễn nhân vật Ngưu Ma Vương xuất hiện trong bộ phim Tây Du Ký 1986 là được nghệ sĩ Vương Phu Đường đảm nhận, nhưng ít ai biết rằng trước đó Dương Khiết - nữ đạo diễn của bộ phim đã nhắm mời danh ca Tưởng Đại Vy tham gia diễn xuất thử với vai nhân vật sừng sỏ này, bởi theo bà nhận xét tướng mạo ông nhìn rất giống người huynh đệ kết nghĩa của Tôn Ngộ Không.

Tưởng Đại Vy từng được tham gia vai diễn nhân vật Ngưu Ma Vương trong bộ phim Tây Du Ký 1986.

Danh ca Tưởng Đại Vy sau đó đã vui vẻ chấp nhận lời đề nghị từ đạo diễn Dương Khiết, tuy nhiên sau một vài cảnh quay tập, ông đã nhanh chóng nhường lại vai diễn cho nghệ sĩ Vương Phu Đường vì tự nhận thấy mình không có năng khiếu diễn xuất.

Âm nhạc và mối quan hệ với thư pháp và rượu

Ít người biết rằng, khi học Trung học, Tưởng Đại Vy từng theo học hội họa châu Âu 8 năm liền, vì vậy tài năng hội họa của ông cũng không phải là hạng vừa. Bên cạnh đó, ông còn chịu khó học thư pháp, viết chữ Hán giản kiểu bia thời Ngụy, Âu Triệu…

Chia sẻ về tình yêu và gắn bó được lâu dài với ca hát như ngày hôm nay, Tưởng Đại Vy cho biết: "Tôi có thể hát được đến ngày hôm nay là nhờ vào thư pháp thần trợ. Nếu tối không luyện thư phap thì giọng hát nhất định sẽ ngày một nhạt, cứng nhắc và thậm chí còn không có độ tinh tế. Mỗi lần trước khi hát tôi đều cố luyện thư pháp. Tôi học thư pháp cũng chỉ vì để hát cho được hay".

Với Tưởng Đại Vy, một chữ viết ra giống như một bản nhạc không lời, còn với một bài ca lại giống như một bức thư pháp có nhạc bên trong.

Nói về nghệ thuật âm nhạc, theo Tưởng Đại Vy: "Lớp ca sĩ trẻ ngày nay có điều kiện học tập và phát triển hơn thế hệ chúng tôi trước đây nhiều lắm, điều kiện khách quan lẫn chủ quan đều tốt hơn thời của tôi. Việc hát là nghiệp cả đời, và vì vậy học hát cũng là chuyện cả đời. Do đó tôi hy vọng lớp trẻ sẽ tự đào sâu mày mò, suy nghĩ hơn nữa, vì việc tìm tòi trong nghệ thuật ca nhạc là không có giới hạn".

Gia đình nhỏ, hạnh phúc to

Được biết, bà xã của Tưởng Đại Vy là nữ diễn viên Trương Bội Quân (1950), bà là người gốc Thiên Tân.

Tên tuổi của Bội Quân gắn liền với các ca khúc như Con đường quê nhỏ bé, Chúc bạn sinh nhật vui vẻ, Hướng về biển, Ánh trăng bạc…

Sau khi kết hôn với chồng năm 1985, vì lo cho sự nghiệp của Tưởng Đại Vy, bà từ bỏ công việc hiện tại để ở nhà chăm sóc gia đình và con cái.

Tưởng Đại Vy từng thừa nhận với báo giới trong một bài phỏng vấn mới đây, ông định cư ở Canada từ năm 1998.

Ông cho rằng, vốn ban đầu không biết gì nhiều về Canada, chỉ đến năm 1996 khi tới Vancouver biểu diễn thì nhận thấy cuộc sống ở đây quá tốt.

Mặc dù chuyển đến sinh sống ở Canada, Tưởng Đại Vy vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc, đồng thời ông phủ nhận thông tin nhập quốc tịch Canada như nhiều nguồn từng đưa tin trước đó.

Theo Minh Anh/Người đưa tin
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo