Sự thật không ngờ phía sau điển tích ‘Lưu Bị ba lần tới lều cỏ mời Gia Cát Lượng’
Bí ẩn loài vật bé nhỏ có thể sống tới 100 tuổi, ăn không quá 10 lần / Phát hiện viên kim cương quý hiếm lớn nhất thập kỷ ở Nga, hình dạng kỳ lạ khiến nhiều người tò mò
Nhưng trong ghi chép của chính sử, “Tam cố Thảo lư” có thực sự tồn tại?
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung dẫn dắt mối lương duyên giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng qua nhiều lớp lang nhân vật và sự kiện. Bắt đầu từ việc Lưu Bị nhờ ngựa Đích Lư nhảy qua suối Đàn Khê thoát khỏi sự truy sát của Sái Mạo và sau đó gặp được Tư Mã Huy.
Trong lúc bàn luận chuyện thiên hạ, Tư Mã Huy có nói với Bị thế này: “Đời nay, hạng tuấn kiệt chỉ có 2 người, Ngoại Long và Phượng Sồ. Ngoại Long là Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh. Còn Phượng Sồ tức Bàng Thống, tự Sĩ Nguyên. Có được một trong hai người đó, ắt có thể định thiên hạ”.
Cũng trong biến cố nếu trên, Bị gặp được Từ Thứ, cũng là một danh sĩ bậc nhất Kinh Châu. Thứ sau đó giúp Bị đánh bại đại tướng của Tào Tháo là Tào Nhân, đánh úp chiếm Phàn Thành. Tào Tháo lập mưu bắt mẹ Từ Thứ, bắt chước nét chữ của bà để viết thư dụ Từ Thứ. Từ Thứ tưởng là thư của mẹ nên đành từ biệt Lưu Bị ra đi. Trong ngày giã biệt lên đường đi Hứa Xương, Thứ đã tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị.
Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, là người Lang Nha, Dương Đô (phía nam huyện Nghi Thủy, tỉnh Sơn Đông ngày nay). Ông, cha mẹ mất sớm từ nhỏ, sống nhờ vào người chú ở Kinh Châu. Năm ông 17 tuổi, người chú chết, Lượng làm mấy gian nhà tranh trên đồi Ngọa Long ở Long Trung (Tây bắc huyện Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc nay), sống ở đó.
Trừ những lúc đi ra ngoài, Gia Cát Lượng thường cùng với một số bạn bè đọc sách, trau dồi học vấn, đàm luận việc lớn trong thiên hạ. Lượng lòng mang chí lớn, thường so mình với Quản Trọng và Nhạc Nghị thời Xuân Thu Chiến Quốc. Người hiểu rõ Gia Cát Lượng, đều cho rằng ông là nhân tài khó gặp, tôn ông là “Ngọa Long tiên sinh”, ý so ông với con rồng, trước mắt còn chờ thời.
Bị nghe danh Khổng Minh từ Tư Mã Huy, thêm Từ Thứ nhất mực tiến cử đã quyết định cùng hai nghĩa đệ Quan Vũ, Trương Phi đến Long Trung mời bằng được bậc kỳ tài này. Lần đầu Bị không gặp được Lượng, chỉ nói được vài câu với tiểu đồng. Lần hai, Bị bất chấp gió tuyết tới nhưng cũng không gặp. Tới lần ba, thì Lượng có ở nhà nhưng đang ngủ. Lưu Bị bảo Quan Vũ, Trương Phi chờ ở ngoài cửa, bản thân mình kính cẩn đứng ở bậc thềm trước thảo đường.
Sau đó, Lượng và Bị bàn chuyện thiên hạ, rồi ông đưa ra “Long Trung đối sách”, vạch kế hoạch “Chia ba thiên hạ”. Cảm phục trước nhân nghĩa và sự chân thành của Bị, Lượng đã chấp thuận “xuống núi” phò tá. Đấy là tóm lược những ý chính điển tích “Tam cố thảo lư” trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Tuy nhiên, trong ghi chép của sử sách thì việc Lưu Bị và Gia Cát Lượng gặp được nhau và sau đó cùng nhau lập nghiệp, tranh bá thiên hạ, lập nên nhà Thục Hán thì lại không có được sự thống nhất chung. Sách Ngụy lược và Cửu châu xuân thu viết rằng chính Gia Cát Lượng tự tìm đến Lưu Bị vào năm 207, thời điểm Bị đang nương nhờ Lưu Biểu nhưng lại ra sức thu nạp nhân tài để phát triển thế lực.
Trong khi đó, Tam quốc chí lại chép rằng theo sự tiến cử của Tư Mã Huy và Từ Thứ, Lưu Bị đã tìm đến lều tranh của Gia Cát Lượng ở Ngọa Long cương để cầu Lượng giúp mình. Sau 3 lần tới lều tranh, Lưu Bị mới gặp được Gia Cát Lượng và trong lần gặp gỡ đó, Lượng đã vạch kế chia ba thiên hạ đồng thời nhận lời phò tá Bị.
Các sử gia xem xét sự trái ngược của hai cách nói trong sử sách và kết luận rằng: cả hai sự kiện đều có thể là đúng, với trình tự là Gia Cát sớm tự tiến cử trước, nhưng chưa thực sự được Lưu Bị coi trọng nên đành trở về Long Trung. Sau một thời gian, Lưu Bị nhận ra được tài năng thực sự của Khổng Minh, nên mới hạ mình 3 lần tới lều tranh tìm gặp.
Giới nghiên cứu chỉ ra rằng sự gặp gỡ giữa 2 người không phải không có những trắc trở. Lưu Bị ở Kinh châu tới 7 năm, đã thu nạp nhiều hào kiệt và chắc chắn từng nghe tiếng Gia Cát Lượng không ít. Nhưng lúc đó không dễ để một người từng trải ngoài 40 tuổi như Lưu Bị ngay lập tức coi trọng một thanh niên mới ngoài đôi mươi như Gia Cát Lượng.
Bản thân Gia Cát Lượng, theo ghi chép chính sử, có quan hệ họ hàng với Lưu Biểu (Biểu là chú dượng bên vợ Lượng) nhưng lại không giữ một vai trò gì trong tập đoàn Kinh Châu. Và đó có thể là lý do khiến Lưu Bị khó có thể ngay lập tức coi trọng Lượng khi đối tác tìm đến và tự ứng cử. Chỉ đến khi có sự tiến cử của Tư Mã Huy và Từ Thứ vốn là những người Lưu Bị rất kính trọng và tin tưởng, ông mới thực sự nhận ra giá trị của Khổng Minh để hạ mình lặn lội tới lều tranh 3 lần.
Sử gia Doãn Vận còn căn cứ theo Xuất sư biểu mà sau này Gia Cát Lượng viết để trình Hậu chủ Lưu Thiện khi chuẩn bị Bắc phạt qua ý “Tiên đế … 3 lần tới lều tranh tìm thần, cùng thần bàn bạc” để khẳng định: Lưu Bị đã gặp Khổng Minh trong cả 3 lần đến Long Trung và giữa hai người đã có những cuộc nói chuyện. Chứ không phải đến lần thứ 3 mới gặp như Tam quốc diễn nghĩa mô tả.
Tức phải qua nhiều lần gặp gỡ, trò chuyện, hai người mới thực sự hiểu thành ý cũng như định hướng chính trị và sách lược bình thiên hạ. Và phải đến thời điểm “chín muồi” ấy Gia Cát Lượng mới quyết ý xuống núi phó tá Lưu Bị.
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào