Sự thật những cây cổ thụ huyền bí ở cố đô Lam Kinh
Hé lộ "sốc" về cây treo cổ, khiến hoàng đế tình nguyện chết / Kinh dị cây đồ lót, ai đi qua cũng "run cầm cập"
Trong khuôn viên Cố đô Lam Kinh - khu thờ tự được xây dựng nơi phát tích của nhà Hậu Lê ở Thanh Hóa - có một cây đa 300 tuổi, được người dân gọi là cây đa Lam Kinh. Cây cao chừng 20 mét, gốc cây có đường kính lớn, gần chục người ôm không xuể.
Cây cũng được gọi bằng một cái tên khác là "cây Đa ôm cây Thị", xuất phát từ một câu chuyện được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Theo đó, xưa kia chỗ cây đa đang án ngữ là một cây thị lớn. Chim chóc thường về đậu trên cành thị mang theo quả đa về ăn nên hạt rơi xuống mọc thành cây.
Sau này, cây đa mọc lên xanh tốt, bộ rễ phụ của cây dần dần ôm trọn gốc thị rồi hóa thành chung một gốc. Cây thị sống trong lòng cây đa vẫn xanh tươi tốt lá, mỗi năm đều ra quả, tuy nhỏ, chát nhưng thơm lừng một góc trời. Đến năm 2007 cây thị già chết khô.
Trên phương diện tự nhiên, "cây Đa ôm cây Thị" thường được giới khoa học gọi là hiện tượng "đa bóp cổ". Là loài thực vật phụ sinh, đa bóp cổ thường mọc trên thân cây khác từ hạt do động vật mang đến. Cây nảy mầm nhanh chóng phát triển các rễ khí sinh, vừa giúp cây bám chắc vào cây chủ, vừa hút nước và dưỡng chất.
Khi chạm tới mặt đất, những chiếc rễ này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ. Chúng sẽ ăn sâu vào đất và vươn lên nhanh chóng, đan vào xen nhau như một mạng lưới với hàng trăm chiếc rễ siết chặt thân cây chủ. Theo thời gian, các tán lá của đa bóp cổ sẽ chiếm hết nguồn ánh sáng, dẫn đến cái chết của thân cây chủ...
Ngoài "cây đa ôm cây thị", khu di tích Lam Kinh còn có "cây ổi cười" không kém phần đặc biệt. Cây ổi này nằm trong khuôn viên lăng mộ vua Lê Thái Tổ, được cho là có một khả năng kỳ lạ: biết "cười" khi bị cù. Theo tài liệu lưu trữ, cây ổi này do ông Trần Hưng Dẫn, thôn Hành Thiện, Nam Định cung tiến năm 1933.
Cây có hai thân chĩa về 2 hướng, dù đã hơn 80 tuổi nhưng rất mảnh dẻ và có dáng uốn lượn như rồng chầu. Theo nhân viên khu di tích Lam Kinh, cây ổi được phát hiện "biết cười" lần đầu tiên vào năm 2001. Để làm cho cây cười, chỉ cần lấy đầu ngón tay, miết rất nhẹ và liên tục vào thân cây. Khi đó, những chiếc lá đầu cành sẽ rung nhè nhẹ như thể đang cười.
Đã có nhiều ý kiến khác nhau lý giải hiện tượng này. Theo một số người dân địa phương, có lẽ do sống lâu năm ở nơi linh thiêng nên cây đã "thành tinh", có linh hồn như con người. Có người thì cho rằng vùng đất đặt lăng mộ vua Lê Thái Tổ là nơi hội tụ linh khí của đất trời nên cây ổi mới có hiện tượng như vậy.
Tuy vậy, cũng có ý kiến phủ nhận yếu tố huyền bí, cho rằng chuyện "ổi cười" thuần túy là hiện tượng vật lý. Cụ thể, ổi vốn là loài cây có gỗ rất dẻo, sức đàn hồi lớn. Do cây ổi ở Lam Kinh có hình dáng đặc biệt, dài, mảnh dẻ và mọc ngang mặt đất nên yếu tố này càng được nhân lên...
Khi dùng ngón tay "cù" liên tục, dù rất nhẹ nhưng cũng đủ tạo lực cộng hưởng lan ra các cành tạo nên hiện tượng rung. Thực tế, cây ổi có hai thân thì hiện tượng cây "cười" chỉ xảy ra trên phần thân bị "cù". Được biết, vào năm 2008, Bộ Khoa học và Công Nghệ đã có đề án nghiên cứu cấp quốc gia về dòng gen của cây ổi ở Lam Kinh, nhưng chưa thấy công bố kết quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Người đàn ông say rượu nhận cái kết bi thảm khi bị 12 con chó hoang tấn công
CLIP: Săn lợn rừng, báo hoa bị con mồi đuổi cho 'chạy té khói'
Đây là gia tộc tài giỏi bậc nhất Trung Quốc: Từng lật đổ triều đại của Tào Tháo, sản sinh vô số nhân tài
CLIP: Cảnh tượng ngỡ ngàng, tinh tinh hút thuốc lá "sành điệu" như con người
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Thái Thượng Lão Quân ai mạnh hơn? Sau khi Tôn Ngộ Không thành Phật, Như Lai vô tình tiết lộ
CLIP: Linh dương Impala liều lĩnh tấn công đàn chó hoang châu Phi rồi nhận cái kết ít ai đoán ra được