Khám phá

Những loài cây độc nhất thế giới, khiến bạn mất mạng như chơi

Đừng thấy chúng đẹp mà đứng gần, cũng đừng dại dột nếm thử, những loài cây này sẽ khiến bạn mất mạng như chơi đấy.

Bí mật chim thợ may, loài chim khéo léo may cả tổ mình / Độc đáo loài cau "dị biệt" dáng như chai rượu sâm banh

Cây Bottle
Cây Bottle là một loài cây có dáng y hệt một chiếc bình hoa, chúng có hoa rất đẹp màu hồng, trắng và đen đỏ ở phần nhụy hoa, được sinh trưởng tại đảo Socotra Namibia và được coi là một trong những loài cây độc nhất trên thế giới.

1

Cây Bottle

Cái tên của cây Bottle cũng xuất phát từ đặc điểm độc đáo là hình thù của cây trông như một cái bình.
Được biết, độc tố của nó nằm ở nhựa cây. Những người thổ dân ở vùng này thường sử dụng nhựa độc tẩm lên các mũi tên của mình.
Cây cà độc dược
Cà độc dược lùn là loài thực vật có hoa trong họ cà có vẻ như có xuất xứ từ vùng Mexico nhưng hiện tại, nó trở thành thực vật tự nhiên tại nhiều nơi khác.
Gọi là cây cà độc dược vì độc tính của nó được liệt vào hàng nguy hiểm nhất trên thế giới bởi toàn thân chúng là độc.
Chỉ cần chạm vào cây, da của bạn cũng có thể bị phồng rộp, mẩn ngứa thậm chí ngộ độc da. Mọi chuyện sẽ trở nên nghiêm trọng khi chẳng may bạn ăn phải quả của chúng. họng và miệng của bạn sẽ phồng rộp, nếu không được cấp cứu kịp thời chắc chắn bạn sẽ gặp chuyện không may với một cái chết đau đớn.
Cây táo tử thần
Nghe tên là đã thấy mức độ nguy hiểm của loài cây này. Đây là cây táo có nguồn gốc tại Florida (Mỹ), quần đảo Bahamas, vùng Caribbean, khu vực Trung Mỹ, và miền Bắc Nam Mỹ.
Chúng có họ với thầu dầu được người địa phương gọi là cây manchineel. Tuyệt đối khi gặp loại cây này thì chúng ta nên tránh thật xa và đừng có dại mà sờ vào chúng nếu không muốn chất độc phorbol lấy đi mạng sống trong tích tắc.
Khi người ta đốt bất cứ bộ phận nào của cây, thì khói hay khí thải của nó cũng có thể gây mù mắt, và trong nhiều trường hợp, là gây tử vong nếu nạn nhân vô tình hít phải.
Nhựa của cây táo tử thần có thể đoạt mạng một người khỏe mạng chỉ trong vài giờ đồng hồ.
Vào năm 1521, đoàn người Tây Ban Nha tiến vào xâm lược một vùng lãnh thổ ở châu Mỹ. Không có vũ khí hiện đại, những người bản xứ đã chống trả bằng cách bắn mũi tên có tẩm nhựa cây Manchineel.
Và thật không ngờ rằng, chẳng một binh lính nào sống sót khi bị mũi tên tẩm nhựa cây táo tử thần đâm trúng.
Cây thiên thần
Kèn của hoa thiên thần là loài cây bụi lớn có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới của Nam Mỹ. Giống như tên gọi, hoa của cây tựa những chiếc kèn, dài 25-30 cm, có mùi thơm dễ chịu và nhiều màu sắc.
Tất cả bộ phận của cây chứa lượng lớn độc tố tropane alkaloid, đặc biệt trong hạt và lá. Nếu vô tình nuốt phải, bạn sẽ nôn mửa, tiêu chảy, tê liệt, gặp ảo giác và thậm chí tử vong.

Cây phụ tử
Nghe có vẻ ngọt ngào nhưng thực chất đây là loài cây chứa độc tố mạnh nhất thế giới.
Rễ và lá của cây phụ tử có khản năng tác động đến hệ thần kinh chỉ sau 1 lần chạm. Các triệu chứng nhiễm độc ban đầu là ngứa, tê dại tại nơi tiếp xúc, ói mửa dữ dội và tiêu chảy. Chất độc trong cây có thể làm chậm nhịp tim, dẫn đến tử vong.

Cây sâm nước
Không bổ béo gì đâu, chết người đấy! Đây là một loài cây phát triển ở Bắc Mỹ, có chất lỏng cực độc gây nguy hiểm cho con người vì ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương.

Cây cúc Bắc Mỹ
Cây cúc Bắc Mỹ có khả năng chữa rắn cắn trắng, chúng sinh trưởng ở Bắc Mỹ. Tất cả bộ phận, đặc biệt là cành và lá, đều chứa tremetol, có thể gây ngộ độc nghiêm trọng.
Vào những năm đầu thế kỷ 19, loài cây này cướp đi sinh mạng hàng nghìn nạn nhân, trong đó có bà Nancy Hanks Lincoln, mẹ của cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln.

Thủy tùng English Yew (Taxus baccata)
Đây là loại cây biểu tượng của chết chóc và bất tử của người Anh.
Thành phần độc trong cây là alkaloids taxine, nó có ở tất cả mọi bộ phận trừ lớp vỏ ngoài của hạt. Độc có thể dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng như chóng mặt, khô miệng, giãn đồng tử, suy nhược, nhịp tim bất thường và dẫn đến tử vong.
Mặc dù là loài cực độc có hại nhưng thủy tùng được sử dụng cho nhiều mục đích sản xuất. Gỗ của nó rất có giá trị và dùng để sản xuất làm cung tên vào thời kì đồ đá mới. Sau đó, thế kỉ 10, người Anglo-Sanxons đã dùng quả thủy tùng là một nguyên liệu để điều trị “bệnh nước elf” (sởi hoặc thủy đậu).
Theo Minh Anh/Người đưa tin
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm