Sự thật quá choáng về bức tượng "biết nói" kỳ quái nhất hành tinh
Thành phố Rome, Itlay nổi tiếng với một số bức tượng biết "nói chuyện" vô cùng độc đáo. Đây là nơi người dân thể hiện quan điểm cá nhân hay thảo luận những vấn đề xã hội được nhiều người quan tâm.
Thử cảm giác làm thám tử trong ngôi nhà ma ám ảnh, rùng rợn / Bệnh viện đầy “hồn ma không đầu” nổi tiếng ở Singapore

Du khách khi đến Rome, Itlay không chỉ bị cuốn hút bởi những kiến trúc cổ kính mà còn bởi 6 bức tượng biết "nói chuyện".

Những bức tượng này lần lượt có tên là: Pasquino, Marforio, Fontana del Facchino, Madama Lucrezia, Abbot Luigi và Fontana del Babuino.

Những bức tượng này lần lượt có tên là: Pasquino, Marforio, Fontana del Facchino, Madama Lucrezia, Abbot Luigi và Fontana del Babuino.

Những nội dung này không đề tên thật của người viết. Chúng được viết ra giấy rồi dán lên các bức tượng nổi bật trong thành phố - nơi người dân thường gặp gỡ và nói chuyện về các vấn đề xã hội.

Theo thời gian, người dân ở Rome sử dụng những bức tượng trên như một tấm bảng thông báo và dán lên đó những tờ giấy viết mọi điều mà họ không hài lòng, đồng tình và trao đổi với nhau về những vấn đề quan tâm.

Chính vì vậy, những bức tượng này được biết đến với biệt danh những bức tượng biết "nói chuyện".

Một chuyện thú vị về những bức tượng biết "nói chuyện" là người dân ở Rome vui đùa với hai bức tượng Pasquino và Marforio. Trong đó, bức tượng Pasquino được tạc theo phong cách Hy Lạp và có niên đại từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Bức tượng Marforio tạc thần biển, nằm dưới chân đồi Quốc hội.

Người dân Rome để hai bức tượng "trò chuyện" với nhau thông qua các mẩu giấy dán. Cụ thể, người ta dán lên tượng Marforio mẩu giấy có dòng chữ: "Pasquino, tại sao dầu lại đắt vậy".

Ở bức tượng Pasquino là mẩu giấy với lời đáp: "Bởi vì Napoleon cần nó để xức cho các vị vua". Đến năm 1679, bức tượng Marforio được chuyển tới sân của Cung điện Nuovo để bảo tồn.

Trong khi ấy, bức tượng Pasquino vẫn là nơi người dân dán các thông điệp để nói lên tiếng lòng của mình.
Theo Tâm Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Sư tử đơn độc thị uy sức mạnh, cướp mồi từ cả đàn sư tử
CLIP: Rắn hổ mang cực độc bò vào tận 'hang ổ', tấn công sư tử
CLIP: Trâu rừng húc bay sư tử lên không trung nhưng vẫn phải nhận cái kết đắng chát
Tại sao nước tự nhiên không có hạn sử dụng, nhưng nước đóng chai lại có?
Tại sao người ta thường rơi nước mắt trước khi chết: Câu trả lời nhà khoa học đưa ra khiến nhiều người 'sốc'

Giải mã Berlin Papyrus 3024: Bản thảo toán học vượt thời đại của Ai Cập cổ
Cột tin quảng cáo