Sự thật về bài ‘Chi chi chành chành’: 99% người Việt Nam thuộc nhưng đều đọc sai, hiếm ai biết bí mật phía sau
Bí mật về Mạnh Bà và ‘canh quên lãng’, người quyền lực nhất Âm phủ: 81 tuổi vẫn còn trong trắng / Tứ đại gia được mệnh danh ‘tỷ phú’ giàu có bậc nhất Việt Nam thời xưa: ‘Ông tổ’ của loạt nghành nghề
Việt Nam có cả kho tàng ca dao, tục ngữ, đồng dao vô cùng phong phú. Tuổi thơ của nhiều người lớn lên từ những bài đồng dao truyền miệng. Có nhiều bài mà ai cũng từng nghe qua, thuộc làu làu nhưng chưa chắc đã hiểu ý nghĩa. “Chi chi chành chành” chính là một trong những bài như vậy.
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương bú tí
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập”
Ảnh minh họa
Những câu hát này đã quá quen thuộc, nhưng bạn có biết còn có một phiên bản khác là:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa mất cương
Ma vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập”.
Tuy nhiên, theo giải thích của sách Kinh Thi Việt Nam do nhà văn Trương Tửu biên soạn, phiên bản gốc khác hẳn. Bối cảnh ra đời bài “Chi chi chành chành” là trong khoảng 1856 – 1888, khi đất nước ta đang loạn lạc. Lúc bấy giờ Pháp vào xâm lược Việt Nam, khắp nơi lầm than, triều đình phong kiến nhà Nguyễn thì suy tàn. Mỗi câu trong bài “Chi chi chành chành” đều nhắc nhở về một sự kiện lịch sử có thật thời điểm đó.
Câu đầu: Chi tri rành rành
Có nghĩa là thông báo cho mọi người cùng biết.
Câu hai: Cái đanh nổ lửa
Chỉ sự kiện Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, chính thức xâm lược Việt Nam.
Câu ba: Con ngựa đứt cương
Bấy giờ triều đình Huế vô cùng rối loạn. Vua Tự Đức qua đời năm 1883 càng khiến tình hình trở nên xấu hơn. Đất nước ta lúc này khó khăn chồng chất, người đủ năng lực dẫn dắt thì vẫn chưa xuất hiện.
Câu bốn: Ba vương lập đế
Trong vòng chưa đầy 1 năm sau khi vua Tự Đức mất, có 3 vị vua liên tiếp nối ngôi. Đầu tiên là vua Dục Đức (lên ngôi 3 ngày vào năm 1883). Tiếp theo là vua Hiệp Hòa (làm vua 4 tháng vào năm 1883). Đến lượt vua Kiến Phúc (tại vị được gần 1 năm từ 1883 – 1884). Cả ba vị vua này đều bị sát hại sau khi cai trị không lâu.
Câu năm: Cấp kế đi tìm
Câu này ám chỉ sự kiện Tôn Thất Thuyết vì bị Thống chế De Coursy xử ép mà quyết định đánh úp dinh Khâm Sứ và đồn Mang Cá ở Huế vào đêm 22/5/1885. Đáng tiếc hành động này thất bại, cuối cùng Tôn Thất Thuyết phải mang vua đi trốn và truyền hịch Cần Vương đến khắp nơi. Quân Pháp khi này phải cử người đi tìm vua Hàm Nghi, đồng thời tìm cách trấn an lòng dân.
Câu cuối: Hú tim òa ập
Năm 1888, Trương Quang Ngọc cùng suất đội hầu cận của vua Hàm Nghi là Nguyễn Đình Tình tạo phản. Chúng xông vào chỗ ở của vua ở làng Tả Bảo, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình để bắt vua Hàm Nghi. Vua bị bắt khi đang ngủ, sau đó đưa về gặp bọn Pháp. Vì không chịu khuất phục chúng, ông bị đưa đi đày sang châu Phi suốt hàng chục năm, sau này cũng không có cơ hội trở lại Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam đẩy mạnh kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 290 lần Mỹ, tỉnh nắm giữ lớn nhất khai thác 1.000 năm cũng chưa hết 'mỏ vàng' này với công suất hiện tại
Có chung họ, điều gì sẽ xảy ra nếu một con hổ nhìn thấy một con mèo?
Phân người lớn nhất từ trước đến nay, dài khoảng 20 cm, các nhà khoa học: quý như đá quý
Vị Đại tá duy nhất chào điều lệnh quân đội bằng tay trái, tên được đặt cho đường phố khi còn sống
CLIP: Sư tử đực bất ngờ tấn công, giết chết con non và bí ẩn đằng sau
CLIP: Cuộc đối đầu sinh tử giữa thằn lằn và bọ ngựa, tàn khốc và nghẹt thở