Khám phá

Sự thật về những cao thủ hàng đầu trong Anh hùng xạ điêu ít người biết

Cố nhà văn Kim Dung nổi tiếng với dòng tiểu thuyết võ hiệp hư cấu, tuy nhiên trong các tác phẩm của ông không phải tất cả các nhân vật đều là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Theo sử liệu Trung Quốc, Vương Trùng Dương (1113 - 1170) là một đạo sỹ sống vào đời nhà Tống. Ông là người sáng lập ra Toàn Chân giáo, là Bắc Tông của Đạo giáo Trung Quốc.Có thể bạn quan tâm

tên thật là Vương Trung Phu, tên tự là Duẫn Khanh, sinh ra tại Hàm Dương trong một gia đình giàu có. Thuở nhỏ ông chăm chỉ, tinh thông cả văn lẫn võ, lớn lên nhờ vậy mà nổi tiếng gần xa. Khi người Kim xâm lấn, ông tụ họp nhân dân nổi dậy chống lại nhưng không thành công.

Từ đó ông chuyên tâm nghiên cứu Đạo giáo, đổi tên là Triết, tự là Tri Minh, thành lập ra Toàn Chân giáo. Tôn chỉ của Toàn Chân giáo là cứu giúp chúng sinh nên nhân dân rất kính trọng. Học trò tìm đến ông rất đông, nhưng ông dạy dỗ nghiêm khắc, thường đánh đập để thử thách nên cuối cùng chỉ còn lại bảy người. Đó chính là Toàn Chân thất tử.

Trong , Vương Trùng Dương được cố nhà văn mô tả mất trước khi thời đại Xạ Điêu bắt đầu. Những câu chuyện về ông thường được kể thông qua sư đệ Chu Bá Thông và các học trò của ông. Võ công của Vương Trùng Dương là vô địch khi còn sống. Tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương được bầu là người võ công cao nhất, hiệu là Trung Thần Thông, được giữ bộ Cửu âm chân kinh.

Toàn Chân thất tử là 7 đạo sĩ của Toàn Chân đạo, đệ tử của Vương Trùng Dương, xuất hiện trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu. Điều bất ngờ, cả 7 nhân vật này đều có thật trong lịch sử Trung Quốc, với thân phận như mô tả trong truyện.

Nổi bật trong số này là người đứng đầu Khâu Xứ Cơ hay Khưu Xứ Cơ (1148-1227), ông có tự là Thông Mật, đạo hiệu là Trường Xuân Tử. Khâu Xứ Cơ quê ở Thê Hà, thuộc Đăng Châu. Khâu Xứ Cơ mồ côi từ bé. Năm 19 tuổi, ông xuất gia học đạo, làm đệ tử của Vương Trùng Dương trở thành đạo sĩ của Toàn Chân giáo cuối triều Nam Tống.

Năm 1219, ông được Thành Cát Tư Hãn mời đến đàm đạo, học hỏi phép tu luyện. Những ghi chép của ông về chuyến đi được tập hợp lại trong tác phẩm Trường Xuân Chân Nhân Tây du ký. Sau này, ông qua đời vì bệnh tật rồi được an táng tại Bạch Vân Quán (Bắc Kinh).

Trong tác phẩm Anh hùng xạ điêu, Khâu Xứ Cơ được hư cấu thành một đạo sĩ giỏi võ nghệ trong Toàn Chân thất tử. Ông dạy võ cho Dương Khang để tỉ thí với Quách Tĩnh. Thế nhưng y là kẻ phản bội, nhận giặc làm cha, phụ lòng dạy dỗ của ông.

Trong Anh hùng xạ điêu, Thành Cát Tư Hãn là người cưu mang mẹ con Lý Bình - Quách Tĩnh khi họ chạy trốn tới đại mạc Mông Cổ.

Quách Tĩnh từng lập nhiều công lao cho Thành Cát Tư Hãn. Chàng được Đại Hãn yêu quý và hứa gả con gái là Hoa Tranh. Thế nhưng cuối cùng Quách Tĩnh đã chọn Hoàng Dung làm người tri kỷ.

Khi Thành Cát Tư Hãn xâm lược Nam Tống, Quách Tĩnh đã tới thành Tương Dương chống lại quân Mông Cổ. Sau đó chàng và Hoàng Dung về đại mạc vĩnh biệt ông.

Tuy không phải là một trong số những cao thủ hàng đầu, nhưng trong tiểu thuyết cũng như lịch sử Thành Cát Tư Hãn là một đại anh hùng, một nhà quân sự, một vị lãnh đạo lỗi lạc trong lịch sử phát triển của nhân loại. Ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, và cả thế giới khâm phục.

Trong lịch sử, Thành Cát Tư Hãn là một trong những nhân vật tầm cỡ bậc nhất thế giới, người đã trị vì và lãnh đạo Đế Quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á. Dưới lá cờ của ông, vó ngựa người Mông Cổ đã xâm chiếm đến tận những vùng của châu Âu, trở thành nỗi khiếp sợ của các quốc gia thời bấy giờ.

Các cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn ở khu vực Á – Âu ngày xưa đã giúp cho việc giao lưu buôn bán phát triển. Ngoài ra, Thành Cát Tư Hãn còn cho thi hành chính sách tự do tôn giáo, cho phép mọi tín đồ được tự do hành đạo.

Trong Anh hùng xạ điêu Quách Tĩnh và nhạc phụ của ông là Hoàng Dược Sư đều là những cao thủ hàng đầu trong thiên hạ là những bậc chính nhân quân tử, có tiếng nói trong võ lâm. Tuy nhiên, tên tuổi của họ trong sử sách lại không mấy vẻ vang.

Theo ghi chép, Quách Tĩnh là một binh sĩ của Lữ Văn Đức, quan An phủ sứ vùng Kính Hồ cuối thời Nam Tống. Quách Tĩnh cấu kết với Hoàng Dược Sư – kẻ tự xưng luyện được 72 phép thần thông và có thể đánh lui quân Mông Cổ nhờ thiên binh thiên tướng.

Lợi dụng sự mông muội của Lữ Văn Đức, Quách Tĩnh và Hoàng Dược Sư xin mở thành khai chiến với quân Mông Cổ với chỉ 300 quân. Tuy nhiên, lời khoác lác về thiên binh thiên tướng bị lật tẩy, quân Mông Cổ thuận lợi chiếm thành. Lúc này, Lữ Văn Đức giận dữ, chém đầu hai kẻ lừa đảo rồi tự vẫn.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Quách Tĩnh trong tiểu thuyết của Kim Dung được lấy hình mẫu từ nhân vật lịch sử là Quách Bảo Ngọc. Quách Bảo Ngọc tự là Ngọc Thần, người huyện Trịnh, Hoa Châu, là một trong 4 tướng lĩnh người dân tộc Hán đầu tiên của Đế Quốc Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn (3 viên Hán tướng còn lại là Sử Bỉnh Trực, Trương Nhu và Phạm Chu Cát). Ông tham gia cuộc tây chinh đầu tiên của Đế quốc Mông Cổ.

Theo Quốc tiệp/Người đưa tin
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo