Khám phá

Sự thật về tiểu hành tinh có thể va chạm với Trái Đất một ngày trước bầu cử Tổng thống Mỹ

Một tiểu hành tinh được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 11/2018 rất có thể bay vào bầu khí quyển Trái Đất vào ngày 2/11 tới.

"Bóng ma" từ châu Phi biến Đông Nam Á thành "tử địa" suốt 1.000 năm / Bí ẩn sinh vật "bất tử" sống tốt ở hành tinh khác, có thể lai với con người

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa vật thể ngoài vũ trụ đâm vào Trái Đất. Ảnh: Sputnik

Dẫn báo cáo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), đài Sputnik đưa tin tiểu hành tinh có tên gọi 2018VP1 trên nằm ở vị trí cách 450.000 km so với Trái Đất khi lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 11/2018. Tiểu hành tinh 2018VP1 có chu kỳ quỹ đạo hai năm và hiện quay trở lại Trái Đất một lần nữa.

Theo Trung tâm Nghiên cứu các Vật thể bay gần Trái Đất thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, tiểu hành tinh 2018VP1 sẽ tiến sâu vào bầu khí quyển trong phạm vi dao động từ 7.700 km đến 418.000 km.

Tỷ lệ 2018VP1 đâm trúng Trái Đất vào ngày 2/11 – một ngày trước bầu cử tổng thống Mỹ - là 0,41%.

Bên cạnh đó, một tin tốt lành khác là kích thước của tiểu hành tinh này chỉ có đường kính 2m.

Với kích thước như vậy, 2018VP1 không bị coi là một vật thể có nguy cơ tiềm ẩn. Dự trên đường bay dự kiến, điểm tiếp xúc gần nhất của tiểu hành tinh này đối với Trái Đất sẽ nằm trên Thái Bình Dương.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm