Sự thật về vũ khí tử thần của trăn Nam Mỹ
CLIP: 'Nín thở' khi gặp phải trăn anaconda dài 7 mét dưới lòng sông / CLIP: 'Mục sở thị' cảnh trăn đá châu Phi đẻ trứng
Các con trăn thường cắn, rồi cuộn siết 2 vòng quanh bụng hoặc lồng ngực con mồi cho tới chết. Ảnh: BBC |
Từ lâu, nhiều người vẫn cho rằng, trăn Nam Mỹ cũng như các loài trăn khác giết chết con mồi bằng cách bóp nghẹt, cắt đứt nguồn cung cấp dưỡng khí của nạn nhân. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Mỹ khám phá ra rằng, trong thực tế, những con bò sát to lớn này cắt đứt nguồn cung cấp máu, nhanh chóng dẫn đến một cơn đau tim khiến con mồi mất mạng.
Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã cho trăn ăn những con chuột bị gây mê. Đối với con mồi, trăn trước tiên cắn chúng, rồi dùng cơ thể tạo ra ít nhất 2 thòng lọng quấn siết, hình thành 2 điểm ép nén quanh lồng ngực hoặc bụng.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi áp huyết và nhịp tim của những con chuột và nhận thấy, khi tuần hoàn máu của các sinh vật thí nghiệm này ngừng hoạt động và nguồn cung cấp oxy bị cắt đứt, trái tim của chúng ngày càng đập loạn nhịp. Họ nhận định, không còn máu luân chuyển đến bộ não, các động vật bị trăn quấn siết có thể chết trước khi các cơ quan nội tạng then chốt khác bắt đầu dừng hoạt động.
Các chuyên gia cũng phát hiện, trăn tiết kiệm năng lượng tiêu hao bằng cách nới lỏng các vòng quấn siết khi chúng cảm nhận tim con mồi đã ngưng đập.
Sử dụng khả năng cuộn siết, bóp nghẹt như một phương pháp giết chết con mồi mang đến cho loài trăn một lợi thế tiến hóa so với các loài bò sát khác, giúp chúng tấn công các con mồi to lớn hơn.
Mặc dù trăn Nam Mỹ thường ăn thịt động vật gặm nhấm và chim, nhưng giới khoa học cũng ghi nhận các trường hợp trăn ngốn ngấu cả những động vật "khủng" hơn, chẳng hạn như khỉ, lợn rừng hay nhím.
Quan điểm phổ biến cho rằng, vũ khí tử thần của trăn là khả năng bóp nghẹt từng nhà nghiên cứu Frank McLees bày tỏ sự hoài nghi năm 1928 trên tạp chí Bulletin of the Antivenin Institute of America, nhưng không có bằng chứng bác bỏ rõ ràng. Năm 1994, nhà sinh vật học Dave Hardy cũng từng tuyên bố, khả năng cuộn siết không thể là cơ chế kết liễu mạng sống con mồi, nhưng mãi tới hiện tại, nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới kiểm chứng được giả thuyết này trong phòng thí nghiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé