Khám phá

Sự thật về xác ướp bào thai trong quan tài cổ Ai Cập

Theo các nhà nghiên cứu, xác ướp nhỏ xíu được trưng bày tại Trung tâm Ai Cập thuộc đại học Swansea, xứ Wales rất hiếm vì nó là một thai nhi 12-16 tuần tuổi.

Lửng mật ra đòn hiểm, xơi tái trăn châu Phi khổng lồ / Ăn no 'phè phỡn, trăn' khổng lồ nằm vật giữa đường và kết

Trước đó, trong hơn 40 năm qua, việc phát hiện xác ướp nhỏ xíu được sơn mặt đỏ có từ năm 600 trước công nguyên đã trở thành bí ẩn, thu hút sự chú ý của dư luận. Trong thời gian đó, nhiều người nghi ngờ đó là một xác ướp giả.

Xác ướp trên được các chuyên gia đặt tên mã là W1013. Nó được đưa tới xứ Wales, Vương quốc Anh từ năm 1971. Xác ướp dài khoảng 52 cm, được bọc bằng vải cứng màu vàng sọc xanh với cổ áo rộng và khuôn mặt sơn đỏ.

Cho đến nay, nhờ những thiết bị công nghệ cao để thăm dò, khảo sát mà không xâm lấn mẫu xác ướp này, các chuyên gia đã có được hình ảnh phân tích qua máy quét CT scan cho thấy đó không chỉ là một xác ướp Ai Cập cổ đại mà còn rất quý hiếm vì đó là một bào thai.

Giới chuyên gia mới giải mã được một phần bí mật của xác ướp thai nhi 12 - 16 tuần tuổi.

Trung tâm chẩn đoán hình ảnh tại Khoa Y Đại học Swansea đã phân tích xác ướp này qua CT Scan. Qua đó, họ thấy bên trong quan tài là những dải vải lanh được quấn và gấp lại cẩn thận. Bên trong các dải băng là khu vực tối hơn, dài khoảng 10 cm. Các nhà nghiên cứu tuyên bố đó là một thai nhi với tư thế bào thai dính với túi nhau thai. Bước đầu các chuyên gia đã xác định được cấu trúc của xương đùi cùng độ dài của nó và những chi tiết khác phù hợp với một thai nhi 12-16 tuần tuổi. Daily Mail cho biết các nhà nghiên cứu sẽ khám phá sâu hơn về xác ướp đặc biệt trên.

Do khuôn mặt bên ngoài xác ướp được sơn màu đỏ nên các chuyên gia nhận định xác ướp đó là bào thai nam và được chôn cất theo phong tục làm xác ướp thời điểm ấy.

Trung tâm Ai Cập thuộc Đại học Swansea khẳng định những gì mới được phát hiện bên trong xác ướp thai nhi như vậy không hề bất thường. Nó cho thấy người Ai Cập có cách hành xử khác hẳn so với người phương Tây.

“Trái ngược với những gì thường làm ở phương Tây ngày nay, dường như thai nhi sau khi chết thường được chăm sóc chu đáo ở xã hội Ai Cập cổ đại. Ví dụ, hai chiếc quan tài giữ bào thai được tìm thấy trong khu lăng mộ của vua Tutankhamun và ở New Kingdom có niên đại vào khoảng năm 1550 - 1070 trước Công nguyên cho thấy dường như một phần khu vực phía đông của khu lăng mộ được dùng để chôn cất không chỉ trẻ nhỏ mà còn cả bào thai hay nhau thai trong các vải băng đẫm máu. Chúng ta có thể tưởng tượng trường hợp W1013 cũng là thai nhi. Đó là một sự mất mát rất lớn đối với một ai đó. Đó là một nỗi đau buồn tuyệt vọng và được cộng đồng để tang”, nhà nghiên cứu Carolyn Graves-Brown của Đại học Swansea cho hay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm