Sự thực khủng khiếp về tuẫn táng - Hủ tục tang lễ tàn khốc trong lịch sử
Đánh cắp tro cốt của người nổi tiếng Trung Quốc để tổ chức hủ tục ‘đám cưới ma’ / Lạ lùng hủ tục mai táng người chết kéo dài hàng năm trời
Tuẫn táng là một trong những hủ tục tàn khốc trong lịch sử. Dù hủ tục này đã bị xóa bỏ từ rất lâu, nhưng những gì được tài liệu cổ để lại vẫn khiến hậu thế thấy "khủng khiếp".
Vào thời kỳ phong kiến tại Trung Quốc cũng như một số nềnvăn hóakhác, tuẫn táng tức là chôn người còn sống cùng người chết. Theo quan niệm cổ xưa, nghi lễ này giúp người đã khuất sẽ có bầu bạn chăm sóc ở "thế giới bên kia".
Tục tuẫn táng thường chỉ dành cho tầng lớp cao nhất gồm vua chúa và quý tộc. Những người được chọn "tuẫn táng" cùng người chết sẽ gồm vợ, thê thiếp hoặc người hầu hạ thân cận, nô lệ... Thậm chí, thợ xây lăng tẩm cho vua chúa cũng có thể nhận kết cục tương tự nhằm giữ bí mật mãi mãi về nơi yên nghỉ này.
Theo trang Jueshifan, tuẫn táng là hủ tục đặc biệt được thịnh hành vào thời kỳ xã hội nô lệ. Tới thời phong kiến đặc biệt trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, hủ tục tiếp tục được áp dụng trong thời gian khá dài.
Được biết, tục tuẫn táng xuất hiện từ thời nhà Chu. Khi Hoàng đế băng hà, các phi tần sẽ bị giết, tự sát hoặc bị chôn sống. Tập tục này giảm dần vào triều đại nhà Hán và nhà Nguyên. Trong khi đó, dưới thời Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, hủ tục tuẫn táng được coi là "thời kỳ đỉnh cao" với số lượng hài cốt chôn cùng lăng mộ vua nhiều tới mức chưa thể đếm hết.
Sự tàn khốc của hủ tục này được phơi bày khi các nhà khảo cổ khai quật lăng mộ, phát hiện phần xương chân của các bộ hài cốt không khép lại được. Sau thời gian tìm hiểu, các nhà nghiên cứu cho biết nguyên nhân lúc niêm phong cửa lăng mộ, những người bị chôn sống sợ hãi tột độ. Họ phải giãy giụa trong vô vọng vì thiếu dưỡng khí và chết. Khi hài cốt được tìm thấy đều có tư thế rất lạ. Chân tay của họ không thể duỗi ra như thi hài bình thường khác.
Đến triều đại nhà Minh, cụ thể là vua Minh Anh Tông (tên thật là Chu Kì Trấn) khi qua đời, ông đã cấm không được tuẫn táng, nghiêm cấm hành vi chôn cất cùng người sống. Vua Minh Hiến Tông - vị Hoàng đế thứ 9 của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc cũng ban hành lệnh cấm tục tuẫn táng trước khi ông băng hà.
Tuy nhiên, quy định này không kéo dài được bao lâu, tới đầu triều đại nhà Thanh, Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã ra lệnh phải chôn cất Hoàng hậu cùng 4 người thê thiếp của mình sau khi ông qua đời. Tiếp đó, Hoàng đế Thái Tông cũng đưa ra những cái tên của một số thê thiếp phi tần vào danh sách an táng. Mãi tới thời Khang Hy, hủ tục an táng người sống mới bị bãi bỏ hoàn toàn.
Trong khi đó, hủ tục này được hậu thế cho là độc ác và tàn nhẫn nên đã bị loại trừ khỏi dòng chảy lịch sử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'