Sức phá hủy kinh hoàng từ những dòng dung nham núi lửa
Thiên nhiên rực rỡ nơi tận cùng thế giới / Khám phá cuộc sống giữa dung nham núi lửa
Sự hình thành núi lửa
Cũng giống như sóng thần, núi lửa là một trong những hiện tượng thiên nhiên vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.
Đây là hiện tượng huyền bí của Trái Đất khi vẫn còn sự hoạt động của địa chấn và các vỏ thạch tiếp tục di chuyển trên tầng lớp chất khoáng nóng chảy.
Núi lửa gây ra mối đe dọa cho hàng vạn người dân xung quanh. Ngày nay có khoảng 500 núi lửa đang hoạt động trên Trái Đất, và hàng năm có từ 10 đến 40 vụ phun trào núi lửa. Các vụ phun trào núi lửa tạo ra các tác động nguy hiểm đối với môi trường, khí hậu và sức khỏe của những người bị phơi nhiễm, đồng thời có liên quan đến sự suy thoái của các điều kiện kinh tế và xã hội.
Thiệt hại khi núi lửa phun trào rất rõ rệt, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động địa chất như động đất. Còn trong quá trình phun trào, trước khi mà các sản phẩm của núi lửa trên phun lên mặt đất, chúng sẽ cọ xát từ dưới mặt đất lên, tạo ra các cơn chấn động có đi kèm theo những tiếng nổ từ nhỏ đến lớn, có thể gây ra các hiện tượng như lở đất, sụt lún hay nứt đất.
Núi lửa bắt đầu phun trào sẽ làm biến đổi các bề mặt địa hình như dung nham núi lửa sẽ quánh lại, khi đó sẽ hình thành các dạng địa hình như vòm thoải cao nguyên hay lớp phủ dung nham. Ngoài ra, núi lửa phun trào còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người khi núi lửa phun lên mặt đất với số lượng dung nham lớn với tốc độ nhanh, sẽ tiêu diệt các vật thể sống.
Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng đi sâu về phía lõi Trái Đất (hay tâm Trái Đất). Với độ sâu 20 dặm (khoảng 32 km) bên dưới bề mặt Trái Đất, nhiệt độ tại đây nóng đến mức có thể nung chảy gần như tất cả loại đá. Còn ở tâm Trái Đất, nhiệt độ còn khủng khiếp hơn, vào khoảng 6.000 độ C.
Dung nham “quét sạch” mọi thứ trên đường đi của nó
Núi lửa trỗi dậy có thể phun trào một lượng khổng lồ dung nham nóng chảy cùng khí tích tụ dưới lòng đất, chôn vùi mọi sự sống ở xung quanh miệng núi.
Dược biết, dung nham là đá nóng chảy trào ra từ núi lửa trong quá trình phun trào. Khi phun trào từ núi lửa, dung nham ở thể lỏng với nhiệt độ khoảng 700 độ C - 1.200 độ C (1.300 độ F đến 2.200 độ F). Mặc dù, dung nham khá nhớt, cao hơn nước khoảng 100.000 lần, nó có thể chảy trên một quãng đường dài trước khi đông nguội thành đá, do các đặc điểm thixotropic và shear thinning của nó.
Trong đó, dung nham hình mái vòm là một loại hình tròn gò, bắt nguồn từ sự phun trào chậm của dung nham nhớt trên một ngọn núi lửa. Trong các vòm dung nham, nó đi ra qua các vết nứt và khe nứt, có thể đạt chiều cao hàng trăm mét và phát triển chậm trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Mọi thứ trên đường đi của dòng dung nham đang di chuyển sẽ bị hất tung, tiêu diệt, chôn vùi hoặc bốc cháy bởi nhiệt độ cực nóng của dung nham. Khi dung nham phun trào bên dưới sông băng hoặc chảy trên băng tuyết, nước tan chảy từ băng và tuyết có thể lan rộng trên phạm vi lớn.
Nếu dung nham xâm nhập vào vùng nước hoặc nước đi vào ống dung nham, nước có thể sôi lên dữ dội và gây ra một trận mưa nóng chảy trên khu vực rộng lớn.
Khí metan, được tạo ra dưới dạng thảm thực vật rộng lớn, có thể di chuyển trong các khoảng trống dưới bề mặt và phát nổ khi bị đốt nóng. Các dòng dung nham nhớt đặc, đặc biệt là những dòng có hình dạng mái vòm, có thể sụp đổ để tạo thành các dòng pyroclastic chuyển động nhanh.
Những cái chết trực tiếp do dòng dung nham gây ra là không phổ biến, bởi hầu hết dòng chảy của nó đủ chậm để con người có thể di chuyển, chạy thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Tuy nhiên, tử vong và thương tích có thể xảy ra khi con người tiếp cận gần dòng dung nham đang tiến lên hoặc việc rút lui của họ bị ngăn chặn bởi các dòng chảy khác.
Trong khi các trường hợp tử vong do dòng dung nham thường do các nguyên nhân liên quan, bao gồm các vụ nổ khi dung nham tương tác với nước, sự sụp đổ của một vùng đồng bằng dung nham đang hoạt động được hình thành nơi dung nham xâm nhập vào một vùng nước, ngạt thở do khí độc đi kèm, các dòng chảy pyroclastic từ một sự phun trào mái vòm...
Dung nham nóng chảy trào lên mặt đất, với lượng lớn, tốc độ nhanh, phủ trên diện rộng, có thể hủy diệt các vật thể sống, biến cải môi trường vùng ảnh hưởng của núi lửa. Đồng thời phủ lấp, làm hư hại các công trình xây dựng giao thông, thủy lợi… cũng như các tài sản khác do con người tạo ra.
Ngoài ra, nó còn gây cháy rừng, biến đổi môi trường sinh thái, hủy diệt, suy giảm tài nguyên sinh học vùng ảnh hưởng, có thể làm tăng tính nhạy cảm của đối với các tai biến xói mòn đất lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ