Khám phá

Sững sờ phiên bản “quái thú” cổ xưa của 4 sinh vật hiện đại

Ngành cổ sinh vật học đã hé lộ tổ tiên nhiều loài vật hiện đại, trong đó có những quái thú hết sức đáng sợ và có tập tính khác xa con cháu sau này.

Bạch tuộc là sinh vật ngoài hành tinh, đến Trái đất nhờ sao Chổi? / Lạ kỳ sinh vật “4 trong 1” giống cả chim, ong, bướm, sâu

1. Vẹt ăn thịt khổng lồ

Ảnh đồ họa tái hiện vẹn khổng lồ của Đại học Flinders.

Ảnh đồ họa tái hiện vẹn khổng lồ của Đại học Flinders.

Tháng 8/2019, Đại học Flinders (Úc) đã công bố nghiên cứu gây ngạc nhiên về hóa thạch 19 triệu năm của một loài chim ăn thịt khổng lồ mà ban đầu họ tưởng lầm là đại bàng cổ đại: nó là một con vẹt!
Khác hẳn với lứa con cháu xinh xắn hay được nuôi làm thú cưng, hóa thạch của quái thú vẹt được tìm thấy tại New Zealand này bặng tới 7kg, gấp đôi so với con vẹt lớn nhất thời hiện đại. Một điểm khác biệt nữa là vẹt hiện đại thường ăn thực vật, còn "quái thú" này là một kẻ săn mồi nguy hiểm và có thể… nặng quá nên không bay nổi. Nó được đặt tên Heracles cheapectatus, dựa theo tên vị anh hùng Heracles trong thần thoại Hy Lạp (là Hercules trong thần thoại La Mã).
2. Chim cánh cụt to bằng con người

Sung so phien ban “quai thu” co xua cua 4 sinh vat hien dai-Hinh-2
Chim cánh cụt khổng lồ ở New Zealand - (ảnh: Canterbury Museum).
Cũng tại New Zealand, các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch chim cánh cụt khổng lồ lớn gấp 4 lần chim cánh cụt hoàng đế và cao tương đương người trưởng thành. Theo nhóm nghiên cứu từ Bảo tàng Canterbury (New Zealand) và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Senckenberg (Đức), "quái thú" cánh cụt này sống trong kỷ nguyên Palaeocene (66 đến 56 triệu năm về trước). Trước đó, một loài cánh cụt khổng lồ khác, kích cỡ tương đương, đã được xác định từ một bộ xương hóa thạch khác khai quật ở Thung lũng Cross – Nam Cực vào năm 2000.
3. Siêu hải ly to như gấu
Sung so phien ban “quai thu” co xua cua 4 sinh vat hien dai-Hinh-3
Bộ xương hải ly khổng lồ - (ảnh: Western University).

Nghiên cứu công bố tháng 6/2019 của Đại học Western (Canada) đã hé lộ chân dung một loài hải ly to cỡ một con gấu đen nhỏ (nặng hơn 100 kg), được tìm thấy rải rác ở khu vực gần Cực Bắc thuộc địa phận Canada và Mỹ. Các hóa thạch có niên đại 10.000 – 50.000 năm.
Rất may, con hải ly khổng lồ này không chặt hạ cây cối như đồng loại nhỏ bé hiện đại của nó mà chỉ ăn các loài cây thủy sinh, nên những cánh rừng cổ đại mới có cơ hội sống sót với chúng. Chúng đã tuyệt chủng theo sự tàn lụi của kỷ băng hà cuối cùng.
4. Con lười kích cỡ… khủng long

Những con lười hiện đại chỉ nặng chưa đến 10 kg. Nhưng một con lười phiên bản quái thú cao tới 3 m, nặng 1 tấn đã được tìm thấy Nam Mỹ. Chúng tồn tại từ 35 triệu năm về trước, sau đó di cư vào Bắc Mỹ lúc 8 triệu năm trước, sau đó tuyệt chủng không rõ nguyên nhân vào cuối kỷ băng hà vĩ đại (khoảng 11.700 năm về trước).
Sung so phien ban “quai thu” co xua cua 4 sinh vat hien dai-Hinh-4
Con lười to hơn cả gấu nâu Viễn Đông hay gấu xám Bắc Mỹ - (ảnh: Hermann Trappman).
Theo các tác giả từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên San Diego, loài lười được đặt tên là Megalonyx jeffersonii này là những sinh vật ăn thực vật, cho dù về kích thước thì nó đúng là quái thú: tương đương nhiều loài khủng long và to hơn một chút so với loài gấu lớn nhất trái đất ngày nay.
Theo PV/Người lao động
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm