Suy xét về xuất thân của một nàng phi tần đáng thương: Sống cô độc ở hậu cung nhà Thanh, vật vờ như 1 bóng ma suốt hàng chục năm
Vị tướng giỏi nhất của Lê Lợi được triều Nguyễn thờ trong Võ Miếu / Trăm điều ngỡ ngàng chỉ có ở thủ đô nước hoa lâu đời nhất Ấn Độ
Nữ nhân này chính là Mã Thường tại của Hoàng đế Ung Chính. Mã Thường tại sinh năm, tên tuổi của Mã Thường tại không được sử sách ghi chép cụ thể, xét từ phi vị thì có thể nàng là một nữ nhân người Hán và mang họ Mã, có nhiều khả năng là xuất thân từ Hán quân kỳ.
Dựa vào sơ phong khi mới nhập cung, có thể đoán được gia thế của nàng không cao lắm. Có nhiều khả năng là Bao y Nội vụ phủ, vì đây là thân phận thấp nhất trong hậu cung.
Nhiều người cho rằng, nàng vốn là một cung nữ ở Nội vụ phủ nhưng may mắn được Hoàng đế Ung Chính sủng hạnh nhiều lần và phong làm Đáp ứng. Sau đó, nàng tiếp tục chiếm được sự yêu thích của Hoàng đế và nhanh chóng được phong làm Thường tại vào năm Ung Chính thứ 7.
Với xuất thân này, Mã Thường tại là một nữ nhân cực kỳ bình thường trong hậu cung của Hoàng đế Ung Chính, là phi tần thấp nhất trong các phi tần của thời kỳ nhà Thanh. Nếu là một nữ nhân xuất thân cao quý, vào cung thông qua Bát kỳ tuyển tú thì thông thường sẽ được sơ phong từ bậc Quý nhân trở lên.
Nhưng bất luận xuất thân như thế nào thì vận mệnh của Mã Thường tại không quá may mắn. Sau khi nàng được phong làm Thường tại, Hoàng đế đã lâm trọng bệnh vào năm Ung Chính thứ 8 và tình trạng này kéo dài suốt 1 năm sau đó. Có lẽ trong thời gian này, Mã Thường tại không bị thất sủng nhưng căn bệnh kéo dài đã khiến Hoàng đế không gặp mặt nàng thường xuyên, dần dần lãng quên nữ nhân này.
Từ đó trở đi, nàng đã sống ở hậu cung với thân phận Thường tại, không hề được thăng cấp lần nào nữa. Thân phận này xét ra cũng không quá tệ, ít nhất vẫn còn tốt hơn làm một cung nữ.
Năm Ung Chính thứ 13, Hoàng đế băng hà. Sau khi Hoàng đế Càn Long kế vị, Mã Thường tại vẫn tiếp tục sống lầm lũi, cô độc ở hậu cung như một bóng ma suốt 33 năm sau đó. Nhiều người cho rằng, bởi vì thân phận và phi vị quá thấp nên Mã Thường tại không được Hoàng đế Càn Long chăm chút cuộc sống như những phi tần bậc cao khác của Tiên đế.
Năm Càn Long thứ 33, Mã Thường tại qua đời, lúc đó nàng hơn 50 tuổi.
Sau khi Mã Thường tại qua đời, quan tài tạm thời được đặt tại Điền thôn chờ đến thời điểm thích hợp sẽ được an táng chính thức. Nhưng không ai ngờ, bà vẫn tiếp tục bị lãng quên tại đây. Đến năm Càn Long 40, tức là 7 năm sau khi Mã Thường tại qua đời, quan tài của bà mới được phát hiện và được tiến hành chôn cất ở Thái lăng phi viên tẩm.
Cuộc đời của Mã Thường tại giống như một hạt bụi vô hình, lãng phí tuổi thanh xuân ở nơi cung cấm khiến người đời sau phải đau lòng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về đồ lót của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến, thời Võ Tắc Thiên phóng khoáng khó tin
Thời xưa không có đồ lót, phụ nữ làm thế nào để che đậy sự riêng tư của mình? Sau khi đọc xong, phần dưới của tôi cảm thấy lạnh
Bộ trang phục mai táng bị mộ tặc bỏ lại không thèm lấy, chuyên gia giám định phải ngỡ ngàng, trị giá thực sự hơn 8 nghìn tỷ đồng
Dòng họ chưa đến 1% dân số Việt Nam nhưng sản sinh nhiều anh hùng kiệt xuất, tướng tài giỏi
Có bao nhiêu thủy ngân đổ vào lăng Tần Thủy Hoàng? Các chuyên gia nói rằng bạn có thể hiểu được bằng cách nhìn vào những cây lựu gần đó
Một công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc mà ngay cả các chuyên gia cũng không thể giải thích được - Núi Song Tháp